2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Một trọng tài viên khi đã được bổ nhiệm và thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên vẫn có thể bị miễn nhiệm. Vậy, các trường hợp nào miễn nhiệm trọng tài viên lao động? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 100 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, có 05 trường hợp miễn nhiệm trọng tài viên lao động:
Nếu thông thường người lao động tự nguyện giao kết hợp đồng lao động và không muốn tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động nữa thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì trong trường hợp trọng tài viên, được tự nguyện ứng cử dưới sự đề cử của cơ quan, tổ chức mà mình làm việc để trở thành trọng tài viên thì có cũng có quyền xin chấm dứt thực hiện công việc này một cách tự nguyện và bình đẳng. Ngược lại, với trách nhiệm của trọng tài viên, trọng tài viên không được tự ý bỏ nhiệm vụ dù với lý do gì, nếu không muốn, không thể thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên thì trọng tài viên phải làm đơn xin thôi làm trọng tài viên.
Đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động là căn cứ để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét miễn nhiệm trọng tài viên.
Theo trình tự thông thường, một người đã được bổ nhiệm trở thành trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài lao động thì đã đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành trọng tài viên. Vậy nếu trọng tài viên không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật thì có 02 trường hợp có thể xảy ra.
a. Trọng tài viên không trung thực trong khai báo thông tin của mình với cơ quan, tổ chức trong quá trình lập hồ sơ đề cử. Ví dụ: Ông A là trọng tài viên nhưng vào thời điểm đề cử, ông không khai báo đúng về án tích, trách nhiệm hình sự của bản thân, giấy khám sức khỏe mà người này cung cấp cho cơ quan của mình cũng là giả. Sau một thời gian trở thành trọng tài viên, ông A bị phát hiện, và được coi là không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành trọng tài viên. Đây là căn cử để miễn nhiệm ông A khỏi vị trí trọng tài viên.
b. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tài viên, thành viên Hội đồng trọng tài lao động không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn như thời điểm đề cử và bổ nhiệm trọng tài viên. Ví dụ: Ông B trong quá trình đề cử, bổ nhiệm trọng tài viên vẫn đạt đủ mọi yêu cầu để trở thành trọng tài viên lao động nhưng sau 02 năm, ông B có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, khi đi khám được xác nhận mắc bệnh tâm thần phân liệt, sau đó Tòa án tuyên bố ông B mất năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm đó, ông B không còn đủ điều kiện để trở thành trọng tài viên. Đây là căn cứ để miễn nhiệm ông B.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tài viên, trừ vị trí thư ký Hội đồng, những thành viên khác trong Hội đồng trọng tài lao động đều thực hiện công việc theo chế độ kiêm nhiệm. Mà bản thân thư ký của Hội đồng là công chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Tức là mỗi cá nhân trong Hội đồng trọng tài lao động đều thực hiện công việc ở các cơ quan, tổ chức khác nhau (Sở Lao động –Thương binh và Xã hội, Công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động). Do đó, ngoài thực hiện nhiệm vụ trọng tài của mình, họ còn phải thực hiện các công việc, nhiệm vụ tại cơ quan, tổ chức của mình. Trong trường hợp các trọng tài viên không thể thực hiện cùng lúc 02 nhiệm vụ của 02 vị trí khác nhau, không đạt được sự tín nhiệm tại cơ quan, tổ chức mà mình đang làm việc, bị xử lý kỷ luật,... thì cơ quan, tổ chức của người này có thể có văn bản đề nghị miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao động.
Đây là trường hợp có sai phạm trong quá trình hoạt động dưới tư cách trọng tài viên. Các hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp này rất đa dạng. Điển hình như nhận hối lộ từ một trong các bên tranh chấp, giải quyết tranh chấp theo cảm tính, không vô tư, có các hành vi trục lợi khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trọng tài viên lao động. Các hành vi vi phạm pháp luật này tùy theo mức độ và phạm vi ảnh hưởng có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Bản thân người trọng tài viên khi bị phát hiện có các hành vi này với chứng cứ xác thực thì đây là căn cứ xác đáng để miễn nhiệm trọng tài viên.
Hội đồng trọng tài lao động họp thường niên với sự tổ chức, chủ trì của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động. Nội dung của các cuộc họp này là tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên trong Hội đồng trọng tài lao động. Căn cứ vào quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động ban hành, trọng tài viên nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được xem xét khen thưởng theo Luật Thi đua, ngược lại, những trọng tài viên không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị phê bình. Nếu có 02 năm liên tiếp bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ thì tức là người này không đủ khả năng, năng lực để thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên. Do vậy, đây là căn cứ để miễn nhiệm một trọng tài viên.
Như vậy, 05 trường hợp miễn nhiệm trọng tài viên đều là các trường hợp mà các trọng tài viên không đủ tiêu chuẩn, yêu cầu, khả năng hoặc tự nguyện rời bỏ cương vị trọng tài viên. Các trường hợp này được quy định rất rõ ràng trong Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh