Cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm như thế nào?

Thứ tư, 17/01/2024, 08:04:14 (GMT+7)

Quy định pháp luật như thế nào về làm việc ban đêm? Cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm? Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động uy tín - hiệu quả.

Người lao động thường hay lựa chọn làm việc vào ban đêm để tăng thu nhập vì làm việc vào ban đêm thì người lao động được hưởng mức lương cao hơn so với làm cùng công việc vào ban ngày. Vậy cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin được trình bày về vấn đề này. GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được Luật sư TƯ VÂN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ luật sư lao động NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cơ bản nhất  trong nội dung bài viết dưới đây.  

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 ( Bộ luật Lao động năm 2019);

- Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.

Khái niệm tiền lương

Theo Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Theo đó, tiền lương là tổng số tiền người lao động nhận được khi thực hiện công việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Số tiền này bao gồm 03 thành phần là mức lương theo công việc, chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, cụ thể:

a. Mức lương theo công việc và chức danh là số tiền lương cơ bản mà người lao động có thể nhận được khi tham gia vào quan hệ lao động, được thỏa thuận dựa trên năng lực, năng suất làm việc của người lao động và công việc, chức danh mà người lao động thực hiện. Ví dụ mức lương của người công nhân được quy định trong hợp đồng lao động, dựa trên công việc của người công nhân đó làm. Mức lương cho chức danh tổng giám đốc của công ty, được quy định rõ trong hợp đồng lao động. Mức lương dựa trên công việc và chức danh được tính dựa trên bảng lương, thang lương rõ ràng do người sử dụng lao động xây dựng hoặc nếu là lương khoán thì dựa trên sản phẩm hoặc lương khoán theo thời gian các bên đã thỏa thuận. (Theo Điểm a, Khoản 5, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020).

b. Phụ cấp lương là khoản tiền bổ sung vào tiền lương cơ bản nhằm bù đắp các yếu tố không ổn định về điều kiện lao động mà khi xác định tiền lương cơ bản chưa tính được. Nói cách khác, phụ cấp lương được sinh ra không phải để hỗ trợ thêm cho người lao động mà để người lao động được hưởng những lợi ích đúng với những gì mình bỏ ra trong quá trình lao động, gắn liền với công việc của người lao động đó. Do vậy, phụ cấp lương không bao gồm thưởng, phụ cấp xăng xe, đi lại, tiền ăn giữa ca,... do đây là các khoản tiền hỗ trợ, ưu đãi thêm dành cho người lao động. Theo điều 10 Bộ luật lao động năm 2019, phụ cấp lương cũng được các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các quy định khác của người sử dụng lao động.

c. Các khoản bổ sung khác: Các khoản bổ sung khác theo Điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH bao gồm: Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể, cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng và các khoản bổ sung không được xác định mức tiền cụ thể cùng với mức lương trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung này nếu không xác định được mức tiền cụ thể và được trả thường xuyên thì không được tính vào lương để đóng bảo hiểm xã hội, tương tự như trợ cấp đi lại hay trợ cấp tiền ăn giữa các ca làm.

Như vậy, quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về định nghĩa tiền lương không có nhiều thay đổi so với Bộ luật lao động năm 2012. Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 không còn quy định “Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc” bởi trên thực tế, tiền lương được thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, người sử dụng lao động mới là người cân nhắc nên dựa vào yếu tố nào để trả tiền lương cho người lao động. Việc loại bỏ quy định này thể hiện Bộ luật lao động năm 2019 giảm thiểu sự áp đặt của nhà nước lên quan hệ lao động.

Chủ thể có trách nhiệm trả lương là ai?

Người sử dụng lao động là một trong hai chủ thể của hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ trả lương cho người lao động khi người lao động thực hiện các công việc được quy định trong hợp đồng lao động và pháp luật. Tuy nhiên, ở vị trí chủ thể có tiền và trả tiền cho người lao động, người sở hữu lao động luôn có nhiều ưu thế hơn trong quan hệ lao động, do đó pháp luật phải có nhiều quy định để hạn chế ưu thế của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động nói chung và vấn đề tiền lương nói riêng. Người sử dụng lao động phải trả lương theo nguyên tắc nhất quán, công khai, minh bạch, rõ ràng, thể hiện qua bảng lương, thang lương. Đồng thời người sử dụng lao động phải tuân thủ hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật, được ghi rõ trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động.

Chủ thể nhận lương là ai?

Người lao động là một trong hai chủ thể của hợp đồng lao động. Thực hiện các công việc để được lợi ích chính là tiền lương theo hợp đồng lao động. Khoản tiền lương này người lao động dùng để tri trả cho hoạt động sống của bản thân và gia đình. Chính vì điều đó, tiền lương đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống xã hội, nếu người lao động không nhận được tiền lương đúng thời hạn, không chỉ chính họ không thể duy trì cuộc sống, xã hội cũng không thể duy trì cân bằng. Mối quan hệ lao động tồn tại lâu dài, nên người lao động cần phải được trả lương theo kỳ, theo giai đoạn hoặc vào thời điểm đúng mà người lao động cho rằng có thể đủ để họ trang trải cho bản thân và gia đình. Điều đó dẫn đến sự khác biệt giữa tiền lương và các khoản tiền giao dịch khác.

Hình thức trả tiền lương theo bộ luật Lao động

Việc trả công lao động tồn tại nhiều hình thức, nếu theo dân sự thì bên trả công có thể trả bằng hiện vật, đổi công, tiền mặt. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ có thể trả công bằng tiền lương, dưới hình thức tiền mặt. Theo điều 95 Bộ luật lao động năm 2019, tiền lương được trả cho người lao động được xác định là Việt Nam Đồng và có thể là ngoại tệ trong trường hợp người lao động là người nước ngoài. Do đó, đối với công dân Việt Nam, tiền lương không thể là ngoại tệ.

Trước đây, khi chưa có sự phát triển về công nghệ, hình thức thanh toán duy nhất là tiền mặt, nhưng ngày nay khi dịch vụ thanh toán trở nên phổ biến, có hai hình thức thanh toán là tiền mặt và qua tài khoản cá nhân, điều này được quy định tại cả Bộ luật lao động năm 2012 và Bộ luật lao động năm 2019.

Mức lương tối thiểu của người lao động được pháp luật quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 91. Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Theo đó, người lao động sẽ được chi trả với mức lương tối thiểu được quy định như trên. Quy định tiền lương tối thiểu không chỉ áp dụng cho lao động giản đơn mà còn là khung pháp lý quan trọng, là nền tảng để trả công cho người lao động trong toàn xã hội, là mức lương mang tính chất bắt buộc  người sử dụng lao động phải trả ít nhất bằng chứ không được thấp hơn. Bên cạnh đó, quy định này còn là cơ sở để xác lập các mức lương khác trong hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp trong so sánh tương quan giữa các vị trí, hạn chế việc doanh nghiệp lợi dụng, chuyển đổi thành các chế độ phụ cấp, trợ cấp thiếu tính ổn định, gắn với các điều kiện ràng buộc thực thi khác, gây khó khăn cho việc xác lập các điều kiện lao động thuận lợi trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp.

Như vậy, khái niệm và đặc điểm của tiền lương quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 không có nhiều thay đổi so với Bộ luật lao động năm 2012. Điều này thể hiện một phần sự ổn định của pháp luật lao động Việt Nam trong việc định nghĩa tiền lương.

Cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm

Theo Khoản 2 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019:

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Thông thường người lao động làm việc vào ban ngày vì thời gian làm việc vào ban ngày phù hợp với đồng hồ sinh học của con người. Thời gian ban đêm là thời gian con người ngủ và thời gian ban ngày là thời gian con người thức dậy và thực hiện công việc. Khi làm trái đồng hồ sinh học, sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, người làm việc vào ban đêm cũng phải được mức lương cao hơn so với người làm việc vào ban ngày.

Giống như cách tính tiền lương làm thêm giờ, lương làm việc vào ban đêm cũng có cách tính đối với lương hưởng theo thời gian và lương hưởng theo sản phẩm.

Đối với trường hợp hưởng lương theo thời gian

Công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = [Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường + (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%)] x Số giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó:

- Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ (không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động) chia cho tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ (không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm) (Theo Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính Phủ)

- Số giờ làm việc vào ban đêm là số giờ thực người lao động thực hiện công việc mà người sử dụng lao động chỉ định để làm việc vào ban đêm.

Ví dụ: Người lao động có thời gian làm việc ban ngày là 08 giờ, mỗi tháng làm việc 22 ngày, thì khi được sắp xếp làm việc vào ban đêm cũng là làm việc 08 giờ, làm việc vào ban đêm 10 ngày trong tháng. Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng là 3.000.000 Việt Nam Đồng. Hai bên thỏa thuận lương làm việc vào ban đêm cao hơn lương làm việc vào ban ngày 30%.

Suy ra:

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường = 3.000.000 / (22 x 08) = 17.046 (Việt Nam Đồng)

Tiền lương làm việc vào ban đêm = [17.046 + (17.046 x 30%)] x (08 x10) = 22.160 x 80 = 1.772.800 (Việt Nam Đồng)

Vậy người lao động nhận được 1.772.800 Việt Nam Đồng tiền lương làm việc vào ban đêm cho 10 ngày làm việc vào ban đêm của mình.

Đối với trường hợp hưởng lương theo sản phầm

Người hưởng lương theo sản phẩm được trả lương làm việc vào ban đêm khi thực hiện công việc vào ban đêm để làm ra số lượng, khối lượng sản phẩm theo thỏa thuận với người sử dụng lao động. Trên thực tế, trường hợp này cũng không có quá nhiều khác biệt so với các trường hợp người lao động hưởng lương làm việc vào ban đêm theo thời gian, vì căn cứ để được hưởng lương làm việc vào ban đêm vẫn là vì người lao động thực hiện công việc vào ban đêm.

Công thức tính tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = [Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường + (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%)] x Số sản phẩm làm vào ban đêm

Trong đó:

- Đơn giá tiền lương của ngày làm việc bình thường là đơn giá tiền lương mỗi ngày mà người lao động nhận được cho mỗi sản phẩm làm việc vào thời gian làm việc bình thường của ngày làm việc bình thường.

- Số sản phẩm làm thêm là số sản phẩm mà người lao động làm ra trong quãng thời gian làm thêm giờ

Ví dụ: Đơn giá tiền lương của ngày làm việc bình thường là 30.000 Việt Nam Đồng. Người lao động làm việc vào ban đêm 10 ngày, và làm được 10 sản phẩm mỗi ngày. Hai bên thỏa thuận lương làm việc vào ban đêm cao hơn lương làm việc vào ban ngày 30%.

Suy ra:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = [30.000 + (30.000 x 30%)] x (10 x 10) = (30.000 + 9000) x 100 = 3.900.000 (Việt Nam Đồng)

Như vậy, tiền lương làm việc vào ban đêm của người lao động được quy định rất rõ ràng trong Bộ luật lao động cũng như Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động của Luật Hoàng Anh

Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm về các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật lao động một cách CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG.

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.                                                                                    

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư