2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, người sử dụng lao động có quyền tự do tuyển dụng lao động còn người lao động có quyền tự do tìm kiếm việc làm và môi trường làm việc. Sự mở của của nền kinh tế thế giưới hình thành nên thị trường lao động quốc tế. Đó là sự chuyển dịch lao động giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia có thể đưa lao động nước mình ra nước ngoài làm việc đồng thời chấp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại nước mình, Việt Nam cũng là một nước nằm trong số đó. Vậy căn cứ nào để xác định thời hạn người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh.
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
- Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ: Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ luật Lao động năm 2019 tại Điều 151 có quy định:
NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài.
Theo đó có thể thấy, NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải đảm bảo các dấu hiệu:
- Thứ nhất, người đó có quốc tịch nước ngoài. Quốc tịch là dấu hiệu cơ bản để nhận diện NLĐ nước ngoài. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải là người không mang quốc tịch Việt Nam, không phải là công dân Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài. Việc xác đây là công dân của một quốc gia hay không sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người đó tại quốc gia mà họ mang quốc tịch.
- Thứ hai, địa điểm làm việc là tại Việt Nam, làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, để công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cần phải có những điều kiện nhất định và phải được cấp giấy phép. Những lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp phép mới là những lao động hợp pháp.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể có rất nhiều cách phân loại lao động nước ngoài. Cụ thể:
Căn cứ theo trình độ của người lao động có thể chia người lao động nước ngoài thành 2 nhóm: lao động không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (lao động phổ thông) và lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Lao động nước ngoài thuộc diện giấy phép lao động: Đây là những đối tượng lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại quốc gia nào đó (như Việt Nam) bắt buộc phải được cấp giấy phép lao động. Về cơ bản, công dân nước ngoài sang làm việc ở nước khác sẽ phải có giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động Trường hợp những lao động này không có giấy phép lao động sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất khỏi nước đó.
– Lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động Lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là việc công dân nước ngoài vào làm việc tại quốc gia khác (mà người đó không mang quốc tịch) nhưng không cần phải xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận lao động. Thông thường, công dân nước ngoài muốn vào làm việc tại một quốc gia khác thì phải xin giấy phép lao động. Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thường là những người mà việc họ vào làm việc không ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong nước như việc di chuyển lao động trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên...
Có rất nhiều hình thức lao động mà Người lao động nước ngoài vào làm việc. Người lao động nước ngoài vào làm việc có thể ở hình thức thực hiện hợp đồng hay di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp huy thực hiện gói thầu hay chảo bán dịch vụ... Các hình thức mà lao động nước ngoài có thể vào làm việc tại Việt Nam là:
- Thực hiện hợp đồng lao động: là việc Người lao động nước ngoài đã thoả thuận và kí kết hợp đồng lao động với Người sử dụng lao động, buộc Người lao động thực hiện nghĩa vụ làm việc của mình theo hợp đồng lao động tại Việt Nam;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lí, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kĩ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện ương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thoả thuận về kinh tế,
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động thoe quy định pháp luật;
- Người chịu trách nhiệm thành lập hiệp diện thương mại;
- Tham gia thực hiện gói dự án thầu, dự án tại Việt Nam.
Việt Nam cũng giống như nhiều nước quy định khá chặt chẽ về điều kiện để lao động nước ngoài vào làm việc. Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Thứ hai, có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc, có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều kiện này đòi hỏi Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải là lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề chứ không phải là lao động phổ thông. Đồng thời về mặt thể chất Người lao động đó phải có sức khoẻ, có thể đảm đương công việc được tuyển dụng.
- Thứ ba, không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam. Điều kiện này là hoàn toàn hợp lí để đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của quốc gia. Không thể tiếp nhận những Người lao động phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào Việt Nam, đây là những đối tượng có ý thức pháp luật kém rất có thể tiếp tục vi phạm pháp luật hoặc phạm tội tiếp.
- Thứ tư, có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động năm 2019.
Khoản 3 Điều 150 BLLĐ năm 2019 cũng có quy định:
Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ trừ trường hợp 166 điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Như vậy, khi vào làm việc tại Việt Nam, địa vị pháp lí của người nước ngoài trong quan hệ lao động hoàn toàn bình đẳng so với lao động Việt Nam. Họ cũng có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như:
- Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với Người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghi hằng năm có lương, được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng phúc lợi tập thể:
- Yêu cầu và tham gia đối thoại với Người sử dụng lao động, thực hiện quy che dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lí theo nội quy của Người sử dụng;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
- Đình công.
Theo Khoản 2 Điều 151 Bộ luật lao động năm 2019:
Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”
Người sử dụng lao động và người lao động không thể giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, thay vào đó chỉ có thể thực hiện giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn hợp đồng lao động dựa trên thời han trong Giấy phép lao động mà người lao động được cấp. Mà người lao động có thể xin gia hạn Giấy phép lao động, nên có thể giao kết hợp đồng có xác định thời hạn nhiều lần. Căn cứ xác định thời hạn của Giấy phép lao động như sau:
Thời hạn được quy định trong Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài tại Việt Nam được xác định như thế nào? Có 09 yếu tố để xác định thời hạn cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ)
Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết
Người lao động và người sử dụng căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng lao động, điều kiện lao động, khả năng của người lao động để thỏa thuận về thời hạn lao động dự kiến. Thời hạn không vượt quá 02 năm và cũng chịu nhiều tác động khách quan nên có thể cũng không thể đạt đủ 02 năm.
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam
Trong một số trường hợp, người lao động được cử về Việt Nam để thực hiện công việc dưới sự giám sát của người sử dụng lao động nước ngoài hoặc để thực hiện mục đích của người sử dụng lao động nước ngoài. Ví dụ như trường hợp người lao động là trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Trong những trường hợp này, thời hạn được quy định trong giấy phép là thời hạn người lao động được cử về Việt Nam, nhưng không được quá 02 năm.
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
Người lao động sang Việt Nam thực hiện công việc dựa trên thỏa thuận giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài. Ví dụ giữa Việt Nam và đối tác nước ngoài có thỏa thuận về kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy bay tại Việt Nam nhưng phía Việt Nam không có người có đủ trình độ kỹ thuật để thực hiện công việc này, nên hai bên thỏa thuận thuê người lao động nước ngoài thực hiện công việc kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy bay, cùng với thời hạn sử dụng lao động. Căn cứ vào thỏa thuận này, người lao động được cấp Giấy phép lao động có thời hạn tương ứng, tuy nhiên, cũng như trường hợp khác, Giấy phép lao động không được có thời hạn quá 02 năm.
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
Thời hạn Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài dựa trên thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa các đối tác Việt Nam và nước ngoài cũng tương tự trường hợp trên. Nhưng hoạt động cung cấp dịch vụ ký kết với các điều khoản dịch vụ và người lao động nước ngoài là người được người sử dụng lao động nước ngoài cử để đại diện cho phía người sử dụng lao động thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ.
Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
Người lao động nước ngoài trong trường hợp này có thể có thời hạn Giấy phép lao động ngắn hơn so với trường hợp khác do thời gian đàm phán dự tính có thể không quá dài. Sau khi hoạt động đàm phán trong văn bản kết thúc, người lao động cũng không còn thực hiện công việc đàm phán cung cấp dịch vụ nữa, thì giấy phép lao động hết hạn.
Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp, thời hạn được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xác định thời hạn làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, vì có thể các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp này hoạt động, tồn tại có thời hạn nhất định.
Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
Nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại (thành lập công ty con, chi nhánh văn phòng đại diện). Khi cử người lao động, người sử dụng lao động nước ngoài phải có văn bản cử, tại đây nhà cung cấp dịch vụ đưa ra thời hạn cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Đây là căn cứ cho thời hạn được quy định trong giấy phép lao động.
Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Doanh nghiệp nước ngoài cử người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại (thành lập công ty con, chi nhánh văn phòng đại diện). Khi người lao động được cử về Việt Nam, cần phải có văn bản chứng minh người lao động tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam. Đây là căn cứ cho thời hạn được quy định trong giấy phép lao động.
Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Người sử dụng lao động có văn bản chấp thuận người lao động làm việc ở nước ngoài là bằng chứng về quan hệ lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Đây là căn cứ về việc sử dụng người lao động của người sử dụng lao động cũng như căn cứ để người lao động được hoạt động, làm việc tại Việt Nam và được cấp giấy phép lao động.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh