2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có 02 trường hợp người lao động không phải làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa là:
Đối với trường hợp này, người lao động đang ở trong thời kỳ cuối của quá trình mang thai. Do mang thai, người lao động nữ không thể làm công việc nặng nhọc, di chuyển nhiều. Đối với người lao động nữ thực hiện công việc ở các nơi có điều kiện khó khăn như ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, việc di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc có thể khó khăn, mất sức do điều kiện địa hình, vì vậy, người lao động trong trường hợp này không phải làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm và đi công tác xa từ tháng thứ 06 của thai kỳ.
Người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi tức là người mới sinh con, sức khỏe của phụ nữ mới sinh con không ổn định, có thể mắc nhiều bệnh nếu không chăm sóc sức khỏe cẩn thận. Đồng thời, trẻ em dưới 12 tháng tuổi cần bú sữa mẹ và sự chăm sóc của mẹ. Nếu người lao động nữ thực hiện làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, đi công tác xa thì không thể chăm sóc cho con, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa con trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nếu người lao động cảm thấy mình đủ sức khỏe để thực hiện công việc cũng như con của mình có thể được chăm sóc đầy đủ dù người lao động đi làm thêm, làm việc vào ban đêm, đi công tác xa, thì người lao động vẫn có thể thực hiện những việc này.
Theo Khoản 2 Điều 137 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, đây là trường hợp người lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề (được quy định tại danh mục kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai của người lao động. Trong trường hợp này, người lao động vốn đã có thể gặp nguy hiểm khi thực hiện các công việc này, ngay cả khi người lao động không mang thai. Khi người lao động nữ mang thai, sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ thai sản vô cùng yếu, các công việc độc hại, nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con, vì vậy, người lao động được chuyển đi làm công việc nhẹ nhàng và an toàn hơn, hoặc nếu vẫn giữ nguyên công việc thì người sử dụng lao động phải giảm thời gian làm việc của người lao động nữ ít nhất 01 giờ làm việc hằng ngày để người lao động nữ có thời gian phục hồi và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Theo Khoản 3 Điều 137 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, vì:
Thứ nhất, người lao động trong các trường hợp này nghỉ có lý do chính đáng hoặc thực hiện các hoạt động không hề ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc như kết hôn.
Thứ hai, hoạt động kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi là các hoạt động cá nhân của người lao động, trong quá trình thực hiện các hoạt động này, người lao động không chuẩn bị tâm lý để bị xử lý kỷ luật sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc không có đủ sức khỏe, tâm lý tốt để đối mặt với vấn đề xử lý kỷ luật và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trên thực tế, Khoản 3 Điều 37 và Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong thời kỳ thai sản, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi cũng như không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong nhóm này.
Tuy nhiên, trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng với người lao động. Đây là các trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động, chấm dứt sự tồn tại và hoạt động nên dù không đơn phương chấm dứt hợp đồng thì về cơ bản người lao động vẫn mất việc làm, dù người sử dụng lao động và người lao động đều.
Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.không mong muốn điều đó.
Khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, lao động nữ có 02 trường hợp được nghỉ trong giờ làm việc và vẫn hưởng lương trong thời gian đó:
- Người lao động nữ đang trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút
- Người lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút mỗi ngày
Đây là 02 trường hợp người lao động bị mệt mỏi và khó khăn khi thực hiện công việc vì lý do sức khỏe, thực chất là bản chất vấn đề sinh lý sức khỏe của người phụ nữ. Vì vậy mà cần một quãng thời gian nghỉ ngắn để người lao động giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh