2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực khác nhau, thậm chí đối với toàn bộ quy định của pháp luật. Vậy chính sách của Nhà nước về lao động là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 có quy định về 07 nhóm chính sách của Nhà nước về lao động tại Điều 4 Bộ luật này như sau:
“1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.”
Theo quy định trên, mỗi nhóm chính sách để đảm bảo quyền lợi cho một hay nhiều nhóm chủ thể nhất định, và đảm bảo lợi ích của đất nước.
Trong đó:
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Người lao động có độ tuổi tối thiểu từ đủ 15 tuổi trừ trường hợp lao động chưa thành niên theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019. (Theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019)
- Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động (Theo Khoản 6 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019)
Đây là nhóm người thực hiện công việc và nhận thù lao, lương dựa trên công sức, năng suất làm việc hoặc chức danh làm việc, là nhóm chủ thể đóng vai trò trung tâm trong quan hệ lao động hoặc quan hệ giữa người làm việc và người sử dụng lao động. Nhóm người này cần được đảm bảo về các quyền liên quan đến quan hệ lao động như về nhân thân (không bị quấy rối tình dục, bảo mật thông tin cá nhân,…) và về tài sản (nhận lương, các loại trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…) đồng thời cũng có những nghĩa vụ nhằm đảm bảo quyền của người sử dụng lao động.
Trong đó:
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. (Theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019)
Người quản lý lao động là người sử dụng doanh nghiệp hoặc người được người sử dụng lao động giao nhiệm vụ, ủy quyền để quản lý người lao động.
Đây cũng là một trong hai nhóm chủ thể đóng vai trò trung tâm của quan hệ lao động, nhưng khác với người lao động, người sử dụng lao động, người quản lý người lao động có quyền quản lý, giám sát, điều hành đối tượng còn lại trong quan hệ lao động cá nhân là người lao động. Vì vậy về cơ bản người sử dụng lao động, người quản lý lao động có quyền hành lớn so với người lao động. Chính sách của Nhà nước vẫn đảm bảo người sử dụng lao động có đủ các quyền và lợi ích hợp pháp cần thiết nhưng vẫn nâng cao các trách nhiệm của nhóm chủ thể này để đảm bảo quyền cho nhóm chủ thể người lao động.
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm (Theo Khoản 1 Điều 9 Bộ luật lao động năm 2019). Việc tạo điều kiện đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm có lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động: Người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động được tham gia lao động, sản xuất, tạo ra thu nhập, người sử dụng lao động được tuyển dụng người lao động phù hợp để làm việc cho mình.
Chính sách phát triển này hướng tới nhóm chủ thể người lao động, sự phát triển của người lao động giúp người sử dụng lao động có cơ hội lựa chọn được người lao động có trình độ cao, tạo sự cạnh tranh lớn trong thị trường lao động, dẫn đến sự phát triển của thị trường lao động nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung.
Chính sách phát triển người lao động cũng hướng tới phát triển thị trường người lao động. Đồng thời chính sách phát triển thị trường lao động hướng tới cả người sử dụng lao động, khuyết khích tạo nguồn cung cấp việc làm và người lao động phát triển để làm việc. Chính sách này cũng tạo điều kiện để người lao động, người sự dụng lao động kết nối với nhau bằng nhiều hình thức nhằm đạt nhiều việc làm ổn định cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Nhà nước hướng người lao động và người sử dụng lao động được kết nối với nhau không chỉ trên thị trường việc làm mà còn trong quan hệ lao động. Để cân bằng quan hệ lao động, người sử dụng lao động và người lao động cần có các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định để việc làm được ổn định, người lao động và người sử dụng lao động được yên tâm thực hiện các công việc của mình.
Chính sách này hướng đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hơn như là người lao động nữ, người lao động là khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên. Những nhóm chủ thể này cần được bảo vệ ở mức độ nhất định. Người lao động nữ dễ bị phân biệt giới tính, bị quấy rối tình dục, lạm dụng, người lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi có sức khỏe kém hơn so với người lao động bình thường nên cần phải được làm các công việc trong điều kiện lao động phù hợp; người lao động vị thành niên đang trong quá trình phát triển về nhận thức, tâm lý, thể chất nên cần được làm việc trong môi trường đảm bảo sự phát triển này,... Do đó, chính sách về lao động của Nhà nước hướng tới nhóm chủ thể này là hợp lý.
Như vậy, các chính sách của Nhà nước về lao động mang tính chất khái quát chung, chủ yếu tập trung đến hai chủ thể là người lao động, người sử dụng lao động. Các chính sách là tiền đề để xây dựng các quy định pháp luật nhằm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ cho các chủ thể mà nó hướng đến. Trên đây là giới
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh