Chủ thể nào có trách nhiệm báo, khai báo và thẩm quyền giải quyết khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:59 (GMT+7)

Chủ thể có trách nhiệm báo, khai báo và thẩm quyền giải quyết khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thì có một hoạt động bắt buộc phải thực hiện, đó là báo, khai báo tai nạn lao động. Vậy các chủ thể nào có trách nhiệm báo, khai báo khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động? Các chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết khai báo khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

1. Người có trách nhiệm báo, khai báo khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 02 chủ thể có trách nhiệm báo cho chủ thể có thẩm quyền giải quyết tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động:

a. Người bị tai nạn

Người bị tai nạn ở đây có thể là người lao động tại cơ sở sử dụng lao động của người sử dụng lao động, người lao động thuê lại, người lao động của người sử dụng khác đang thực hiện công việc tại nơi làm việc của người sử dụng lao động, người lao động đang thực hiện công việc tại nơi không phải cơ sở làm việc của người sử dụng lao động.

Ví dụ: Người lao động là công nhân xây dựng bị ngã từ trên cao khi đang làm việc tại công trường, là chủ thể bị tai nạn tại nơi làm việc

Người lao động đang trên đường đi công tác gặp lũ quét dẫn đến chết người, cũng được coi là tai nạn lao động do người này vẫn đang thực hiện công việc của mình theo yêu cầu của người sử dụng lao động, nhưng tai nạn không xảy ra tại nơi làm việc.

Tuy nhiên bản thân người lao động bị tai nạn là người đang bị thương, có thể là bị thương nhẹ, thương nặng, thậm chí chết người, thì trong trường hợp này rất khó để người lao động tự mình thực hiện việc báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý.

b. Người biết sự việc

Những người biết sự việc bao gồm: Người lao động cùng làm việc tại cơ sở sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn lao động không phải là người lao động của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động.

Những người này chứng kiến tai nạn hoặc được các chủ thể khác thông báo về tai nạn lao động xảy ra. Khi đó, tùy theo mức độ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật mà các chủ thể này thông báo trực tiếp cho các chủ thể có thẩm quyền giải quyết (cơ quan có thẩm quyền hoặc không). Một trong các chủ thể tiến hành khai báo tai nạn lao động lên cơ quan có thẩm quyền, thông thường là người sử dụng lao động.

2. Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tai nạn lao động

Cũng theo Điểm a Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 02 chủ thể có trách nhiệm giải quyết tai nạn lao động tại chỗ.

Người lao động hoặc những người không phải người lao động chứng kiến tai nạn lao động báo trực tiếp báo lên 02 chủ thể sau:

- Người phụ trách trực tiếp tại nơi làm việc (người thay người sử dụng lao động thực hiện các công việc, nhiệm vụ quản lý người lao động tại cơ sở làm việc)

- Người sử dụng lao động

Sau khi 02 chủ thể này biết xảy ra tai nạn lao động tại cơ sở (do chính bản thân chứng kiến hoặc do chủ thể khác báo), trong phạm vi của mình người sử dụng lao động phải tiến hành lập phương án xử lý sự cố, tìm cách khắc phục tai nạn lao động, sử dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý, khắc phục hậu quả.

Nếu trong trường hợp nghiêm trọng, người sử dụng lao động phải tiến hành khai báo với cơ quan có thẩm quyền quản lý về lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương (Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến tai nạn, Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an huyện) để các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ quản lý, hỗ trợ người sử dụng lao động xử lý nhanh nhất có thể.

Như vậy, chủ thể có trách nhiệm báo và chủ thể có thẩm quyền giải quyếtkhi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tương đối đa dạng, phù hợp với các điều kiện, nghĩa vụ của các chủ thể này tại nơi làm việc hoặc địa bàn, lĩnh vực quản lý của các chủ thể đó.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư