2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 91 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2019, cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan có trách nhiệm quản lý chuyên môn về lao động nói chung và an toàn, vệ sinh lao động nói riêng. Đây là lý do khiến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động.
Ví dụ: Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kiểm tra các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều Bộ, ngành như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các Bộ khác để trình lên Chính phủ quyết định phân công cụ thể cơ quan chịu trách nhiệm quản lý đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mới. Đồng thời cũng có trách nhiệm phối hợp với các Bộ này thực hiện bổ sung, sửa đổi Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội.
Ngược lại, các Bộ, ngành khác không được ban hành Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà chỉ được xây dựng và gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Khi xây dựng quy trình kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, các Bộ cũng phải có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội mới có thể ban hành. Hằng năm, các Bộ có thẩm quyền quản lý về máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (trừ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) phải gửi báo cáo về việc quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
Các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cấp dưới theo chiều dọc (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương Binh và Xã hội…), có trách nhiệm phối hợp với tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam), tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam), tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp (Hội Luật gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam), tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Đoàn Luật sư, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam,…), đặc biệt là trong các hoạt động tuyên truyền, thông tin về an toàn, vệ sinh lao động, cũng như hỗ trợ các chủ thể nhất định thực hiện an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh