2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hình thức kỷ luật lao động được pháp luật về lao động quy định rõ ràng nhằm đảm bảo người sử dụng lao động không lạm dụng xử lý kỷ luật lao động và sử dụng những hình thức kỷ luật lao động vô lý. Vậy có những hình thức kỷ luật lao động theo Bộ luật lao động năm 2019? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 124 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có duy nhất 04 hình thức xử lý kỷ luật cho người lao động:
Đây là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất, dành cho các hành vi vi phạm ở mức độ nhẹ, được xác định là lỗi nhưng phạm vi ảnh hưởng tới người sử dụng lao động, người lao động khác và các bên thứ ba (nếu có) không cao. Thông thường các hành vi vi phạm lần đầu ở mức độ nhẹ và có thể sửa đổi thì áp dụng hình thức kỷ luật lao động này. Hình thức này chủ yếu mang tính chất nhắc nhở người lao động không được tái vi phạm, không ảnh hưởng quá nhiều tới quyền lợi của người lao động.
Đây là hình thức xử lý kỷ luật có mức độ nhẹ thứ nhì, chỉ sau khiển trách. Nhưng khác với khiển trách, hình thức xử lý kỷ luật này dẫn đến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng một cách rõ ràng, đó là kéo dài thời hạn nâng lương của người lao động. Mục đích của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động là để nhận được các quyền lợi khi làm việc, trong đó quan trọng nhất là tiền lương. Hình thức kỷ luật này khiến người lao động không được tăng lương trong một quãng thời gian, khiến người lao động cảm thấy mình mất đi không chỉ là mang tính chất quyền lợi mà còn một khoản tiền lương đáng lẽ được tăng thêm nếu không bị xử lý kỷ luật, khiến người lao động thấy nuối tiếc, vì thế mà mức độ cảnh cáo ở đây tăng thêm.
Tuy nhiên, kéo dài thời hạn nâng lương không được quá 06 tháng vì tính cchaatscuar xử lý kỷ luật là chỉ xử lý 01 lần cho 01 hay nhiều hành vi cùng lúc của người lao động, lần xử lý kỷ luật không được kéo dài vô hạn. Đồng thời, lỗi của người lao động bị áp dụng hình thức này không nặng đến mức không thể được tăng lương nữa. Việc kéo dài chỉ 06 tháng ngoài ra còn giúp tránh trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng xử lý kỷ luật lao động để trốn tăng lương cho người lao động.
Cách chức là hình thức kỷ luật có mức độ nặng. Người lao động bị cách chức sẽ mất vị trí chức danh, công việc của mình do hành vi vi phạm kỷ luật. Chức danh có thể gắn liền với mức lương cao, phụ cấp lương dành cho chức danh và nhiều khoản bổ sung khác. Nếu bị cách chức, người lao động sẽ mất hầu hết các quyền lợi đó.
Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động nặng nhất. Đây là trường hợp dẫn đến chấm dứt hợp đồng lao động, quan hệ lao động theo Khoản 8 Điều 34 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019. Người lao động bị sa thải cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc như các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khác, đồng thời có thể phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động nếu gây tổn thất cho người sử dụng lao động vì những hành vi tương xứng với hình thức kỷ luật này đều là những hành vi vi phạm nghiêm trọng và có thể gây ra thiệt hại rất lớn. Các hành vi này cũng được quy định rất rõ ràng tại Điều 125 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.
Như vậy, Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 chỉ quy định 04 trường hợp xử lý kỷ luật lao động từ nhẹ đến nặng nhất, các hậu quả pháp lý của các hình thức cũng khác nhau, tùy theo mức độ của hành vi vi phạm của người lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh