2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 77 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015:
“1. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.”
Suy ra đánh giá nguy cơ rủi ro an toàn, vệ sinh lao động bao gồm hoạt động:
- Phân tích, nhận diện và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc: Trên thực tế, các hoạt động này được thực hiện bởi bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế mà người sử dụng lao động phân công, và thực hiện theo các quy trình mà pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động quy định.
- Nhằm chủ động phòng chống, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện tình hình lao động: Mục đích này của hoạt động đánh giá nguy cơ rủi ro thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở lao động đối với người lao động của mình, người lao động thuê lại đang làm việc trên cơ sở của mình. Kết quả của hoạt động đánh giá nguy cơ rủi ro góp phần giúp người sử dụng lao động xây dựng các biện pháp phù hợp để khắc phục các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động).
Theo Điều 4 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động phải có mục đích rõ ràng, tức là chỉ đánh giá khi xác định nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cần được thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động từ người sử dụng lao động.
Đối tượng và phạm vi đánh giá cũng phải được xác định là các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại hoặc dấu hiệu thể hiện các yếu tố này qua điều kiện lao động, máy móc, thiết bị, vật tư hay bản thân người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Ngoài ra, người sử dụng lao động chỉ có quyền hạn tổ chức đánh giá các rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi cơ sở làm việc, lao động do người sử dụng lao động sở hữu và quản lý, vì vậy, phạm vi đánh giá có thể nhỏ hơn hoặc bằng so với phạm vi quản lý của người sử dụng lao động.
Phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, có hại bao gồm các phương pháp kỹ thuật và các phương pháp mang tính chất xã hội học.
Các phương pháp kỹ thuật là các phương pháp được thực hiện bởi người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người có chuyên môn về kỹ thuật, người sử dụng lao động có thể thuê người, tổ chức có chuyên môn về kỹ thuật được cấp chứng chỉ để tiến hành kiểm định máy móc, thiết bị, vật tư theo quy định.
Phương pháp mang tính chất xã hội học là phương pháp khảo sát người lao động, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức quản lý.
Trong trường hợp người sử dụng có cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô từ trung bình đến lớn, có nhiều chủ thể có trách nhiệm quản lý, đánh giá vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, ví dụ như người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên,… Người sử dụng lao động có trách nhiệm phân công các chủ thể này thực hiện các công việc cụ thể để đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, tránh tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và trách nhiệm.
Kinh phí thực hiện được bộ phận kế toán, người sử dụng lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động cùng các bộ phận khác phối hợp liệt kê và dự kiến.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh