Điều kiện để lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là gì?

Thứ hai, 26/06/2023, 11:50:45 (GMT+7)

Bài viết sau đây trình bày những quy định của pháp luật về điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, người sử dụng lao động có quyền tự do tuyển dụng lao động còn người lao động có quyền tự do tìm kiếm việc làm và môi trường làm việc. Sự mở của của nền kinh tế thế giưới hình thành nên thị trường lao động quốc tế. Đó là sự chuyển dịch lao động giữa các quốc gia. Mỗi quốc gia có thể đưa lao động nước mình ra nước ngoài làm việc đồng thời chấp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại nước mình, Việt Nam cũng là một nước nằm trong số đó. Vậy căn cứ nào để xác định thời hạn người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Anh.

 

Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;

- Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ: Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Khái niệm lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bộ luật Lao động năm 2019 tại Điều 151 có quy định:

NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài.

Theo đó có thể thấy, NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải đảm bảo các dấu hiệu:

- Thứ nhất, người đó có quốc tịch nước ngoài. Quốc tịch là dấu hiệu cơ bản để nhận diện NLĐ nước ngoài. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải là người không mang quốc tịch Việt Nam, không phải là công dân Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài. Việc xác đây là công dân của một quốc gia hay không sẽ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người đó tại quốc gia mà họ mang quốc tịch.

- Thứ hai, địa điểm làm việc là tại Việt Nam, làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, để công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cần phải có những điều kiện nhất định và phải được cấp giấy phép. Những lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được cấp phép mới là những lao động hợp pháp.

Phân loại lao động nước ngoài

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, có thể có rất nhiều cách phân loại lao động nước ngoài. Cụ thể:

Căn cứ theo trình độ của người lao động:

Căn cứ theo trình độ của người lao động có thể chia người lao động nước ngoài thành 2 nhóm: lao động không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (lao động phổ thông) và lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

Căn cứ vào giấy phép lao động

- Lao động nước ngoài thuộc diện giấy phép lao động: Đây là những đối tượng lao động nước ngoài muốn vào làm việc tại quốc gia nào đó (như Việt Nam) bắt buộc phải được cấp giấy phép lao động. Về cơ bản, công dân nước ngoài sang làm việc ở nước khác sẽ phải có giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận lao động Trường hợp những lao động này không có giấy phép lao động sẽ bị coi là lao động bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất khỏi nước đó.

– Lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động Lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là việc công dân nước ngoài vào làm việc tại quốc gia khác (mà người đó không mang quốc tịch) nhưng không cần phải xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nước tiếp nhận lao động. Thông thường, công dân nước ngoài muốn vào làm việc tại một quốc gia khác thì phải xin giấy phép lao động. Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động thường là những người mà việc họ vào làm việc không ảnh hưởng đến việc làm của lao động trong nước như việc di chuyển lao động trong nội bộ doanh nghiệp, tình nguyện viên...

Căn cứ vào hình thức công việc mà lao động nước ngoài thực hiện.

Có rất nhiều hình thức lao động mà Người lao động nước ngoài vào làm việc. Người lao động nước ngoài vào làm việc có thể ở hình thức thực hiện hợp đồng hay di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp huy thực hiện gói thầu hay chảo bán dịch vụ... Các hình thức mà lao động nước ngoài có thể vào làm việc tại Việt Nam là:

- Thực hiện hợp đồng lao động: là việc Người lao động nước ngoài đã thoả thuận và kí kết hợp đồng lao động với Người sử dụng lao động, buộc Người lao động thực hiện nghĩa vụ làm việc của mình theo hợp đồng lao động tại Việt Nam;

- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp:

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lí, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kĩ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện ương mại trên lãnh thổ Việt Nam.

- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thoả thuận về kinh tế,

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Chào bán dịch vụ;

- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động thoe quy định pháp luật;

- Người chịu trách nhiệm thành lập hiệp diện thương mại;

- Tham gia thực hiện gói dự án thầu, dự án tại Việt Nam.

Điều kiện để lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Việt Nam cũng giống như nhiều nước quy định khá chặt chẽ về điều kiện để lao động nước ngoài vào làm việc. Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Thứ hai, có trình độ chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc, có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều kiện này đòi hỏi Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải là lao động có trình độ chuyên môn, có tay nghề chứ  không phải là lao động phổ thông. Đồng thời về mặt thể chất Người lao động đó phải có sức khoẻ, có thể đảm đương công việc được tuyển dụng.

- Thứ ba, không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam. Điều kiện này là hoàn toàn hợp lí để đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của quốc gia. Không thể tiếp nhận những Người lao động phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào Việt Nam, đây là những đối tượng có ý thức pháp luật kém rất có thể tiếp tục vi phạm pháp luật hoặc phạm tội tiếp.

- Thứ tư, có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động năm 2019. Giấy phép lao động là điều kiện bắt buộc để Người lao động nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam. Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lí bắt buộc đối với Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không cần tải có giấy phép lao động. Những trường hợp đó thưởng là trường hợp tuy là Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt những Nam nhưng lại không làm phát sinh quan hệ lao động mới, không ảnh hưởng đến việc làm lao động trong nước bởi việc họ vào Việt Nam là điều tất yếu. Hơn nữa, một số đối tượng lao động cũng đã phải thực hiện một số các thủ tục pháp lí nhất định thì cũng không cần phải có giấy phép lao động nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

Điều kiện để người sử dụng lao động được sử dụng lao động nước ngoài

Lao động nước ngoài vào làm việc sẽ hạn chế đi cơ hội việc làm của lao động trong nước. Chính vì vậy, để bảo hộ việc làm của lao động trong nước, pháp luật quy định không phải trong mọi trường hợp, Người sử dụng lao động đều được quyền tuyển dụng lao động nước ngoài. Để được tuyển dụng lao động nước ngoài, sử dụng lao động cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Điều 152 BLLĐ năm 2019 quy định:

- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cả nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kĩ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng giao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kĩ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyền và nghĩa vụ của lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Khoản 3 Điều 150 BLLĐ năm 2019 cũng có quy định:

Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ trừ trường hợp 166 điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, khi vào làm việc tại Việt Nam, địa vị pháp lí của người nước ngoài trong quan hệ lao động hoàn toàn bình đẳng so với lao động Việt Nam. Họ cũng có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như:

- Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ kĩ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với Người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghi hằng năm có lương, được tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng phúc lợi tập thể:

- Yêu cầu và tham gia đối thoại với Người sử dụng lao động, thực hiện quy che dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lí theo nội quy của Người sử dụng;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

- Đình công.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư