2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trợ cấp thất nghiệp là một loại trợ cấp phổ biến đối với người lao động, công chức, viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cũng giống như nhiều loại trợ cấp khác, trợ cấp thất nghiệp cũng phải có điều kiện hưởng. Vậy điều kiện đó là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
“Thất nghiệp” nghĩa là không có việc làm. Một người lao động, công chức, viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập không còn việc làm tức là đã chấm dứt quan hệ lao động với người sử dụng lao động cũ hoặc đơn vị sự nghiệp công lập cũ, hay nói cách khác là chấm dứt hợp đồng lao động. Theo Điều 34 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động. Về cơ bản hầu hết các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đều được coi là căn cứ nhận trợ cấp thất nghiệp của người lao động, trừ các trường hợp sau:
a. Người lao động, công chức, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật: Đây là trường hợp chấm dứt quan hệ lao động, quan hệ làm việc trái pháp luật, mà lỗi xuất phát từ người lao động, công chức, viên chức. Nghĩa là hậu quả pháp lý chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc là do mong muốn của người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) nhưng thực hiện trái pháp luật, khiến người sử dụng lao động, đơn vị sự nghiệp công lập chịu thiệt hại về nhân lực cũng như các công việc đáng ra các chủ thể này phải thực hiện bị trì trệ, không có người thực hiện. Vì vậy, người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) trong trường hợp này không được nhận trợ cấp thất nghiệp.
b. Người lao động, công chức, viên chức được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng: Khác với trường hợp trên, trường hợp này người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp do đã được hưởng một loại lương hưu, trợ cấp khác. Người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) được nhận các khoản trợ cấp này hằng tháng, và các khoản này đủ để người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) chi trả sinh hoạt phí và các khoản chi phí cơ bản cho cuộc sống của mình. Trong khi đó, trợ cấp thất nghiệp có mục đích đảm bảo những người bị thất nghiệp nhận được khoản tiền để chi trả các chi phí của mình đến khi tìm được việc làm mới. Do đó, trong trường hợp này không được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, một trong các điều kiện để người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) nhận được trợ cấp thất nghiệp là thời gian họ làm việc cho người sử dụng lao động, đơn vị sự nghiệp công lập và được đóng bảo hiểm thất nghiệp.
a. Nếu người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm không xác định thời hạn hoặc làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng (01 năm) trở lên trong thời gian 24 tháng (02 năm) trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
b. Nếu người lao động, công chức, viên chức (tại đơn vị sự nghiệp công lập) làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
Người khi bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian theo quy định trên thì có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nội dung của hồ sơ bao gồm:
- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
- Quyết định thôi việc (nếu bị cho thôi việc)
- Quyết định sa thải (nếu bị xử lý kỷ luật sa thải)
- Quyết định buộc thôi việc (trong trường hợp là công chức, viên chức làm việc cho đơn vị sự nghiệp công lập bị xử lý kỷ luật)
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
- Sổ bảo hiểm xã hội
Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ này
Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, đây vẫn là quãng thời gian thử của người lao động, công chức. Sau 15 ngày mà những đối tượng này vẫn không tìm được việc làm, thì đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trừ các trường hợp sau:
a. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù: Đây là trường hợp một người được hưởng sự quản lý, ứng chi phí sinh hoạt bởi Nhà nước, vì vậy những người này không cần phải có thu nhập trong quãng thời gian này, nên cũng không cần trợ cấp thất nghiệp
b. Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên: Khi đi học tập có thời hạn dài như vậy thì công việc chính không còn là làm việc mà là học tập. Người này chắc chắn phải có khoản tiền đủ để học trong thời hạn dài, nên không cần trợ cấp thất nghiệp.
c. Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng: Trường hợp này người đi ra nước ngoài vẫn có việc làm, và có thể làm việc theo hợp đồng nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp
d. Chết: Cá nhân chết không được nhận thêm lợi ích vật chất, đồng thời người chết thì không cần lợi ích mà trợ cấp thất nghiệp cung cấp đó là có nguồn thu để trang trải cuộc sống, vì vậy người chết không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh