2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 9 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ, người sử dụng lao động cần phải thỏa mãn các điều kiện sau để được hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng dạy nghề (mục đích duy trì việc làm cho người lao động):
Những người sử dụng được xét điều kiện hưởng hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng dạy nghề để duy trì việc làm cho người lao động là người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (theo Khoản 3 Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013):
- Cơ quan Nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp công lập
- Đơn vị vũ trang nhân dân
- Tổ chức chính trị
- Tổ chức chính trị - xã hội
- Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp
- Tổ chức xã hội
- Tổ chức xã hội – nghề nghiệp
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời hạn từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 30/06/2022
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng (hiện nay Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 không quy định về loại hợp đồng này nữa nên có thể coi đây là một loại hợp đồng lao động xác định thời hạn)
Chú ý: Trong trường hợp người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động đầu tiên có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu có người lao động thuộc một trong các trường hợp trên, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình thì mới được xét hưởng hỗ trợ của Nhà nước về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng dạy nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ là:
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động
- Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
- Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm
Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ tức là có sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất cũng như tổ chức của người sử dụng lao động. Giữa quá trình này, rất khó để người sử dụng lao động có thể đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng dạy nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Vì vậy, nhóm người sử dụng lao động này cần sự hỗ trợ từ Nhà nước khi thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng dạy nghề.
Ví dụ: Thời điểm người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ là Quý III của năm 2021, thì doanh thu của người lao động vào Quý II năm 2021 phải giảm từ 10% trở lên so với doanh thu Quý II của năm 2020.
Điều kiện này nhằm xác định người sử dụng lao động đang suy giảm về khả năng tài chính do tác động của dịch COVID-19 lên thị trường sản xuất, kinh doanh Việt Nam, gặp khó khăn về doanh thu nên cần hỗ trợ của Nhà nước trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Một chủ thể người sử dụng lao động không thể thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động của mình nếu không có kế hoạch, phương án cụ thể vì số lượng người sử dụng lao động nhiều, các vấn đề chương trình, kiến thức đào tạo cần được thống nhất và xây dựng có hiệu quả, nếu không không thể chắc chắn người sử dụng lao động có tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề sau khi nhận hỗ trợ của Nhà nước.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh