2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là gì? (Phần 1) đã giới thiệu 03 trên 06 điều kiện đầu tiên để sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 điều kiện còn lại.
Hợp đồng lao động gồm 02 loại là hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không thời hạn. Đối với hợp đồng lao động có thời hạn, thời hạn của hợp đồng không quá 36 tháng (tức 03 năm). Vì vậy, có thể nói thời hạn hợp đồng lao động không xác định đối với người lao động cao tuổi cũng không được quá 05 năm. Nguyên nhân bởi người lao động cao tuổi đã vượt quá tuổi lao động hợp lý, sức khỏe, trí lực của người cao tuổi không còn ở trạng thái ổn định, thậm chí có thể suy giảm nghiêm trọng sau một thời gian liên tục làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ của người sử dụng lao động cũng không thể ngăn hoàn toàn các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại tác động đến người lao động. Do đó, quãng thời gian 05 năm là hợp lý để sử dụng người lao động cho các công việc này.
Người lao động cao tuổi được làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải là người có kinh nghiệm, khả năng vượt trội trong nghề. Tuy nhiên, người lao động cao tuổi có thể gặp vấn đề trong việc sử dụng các phương tiện mới, kỹ thuật mới, có thể đột ngột gặp các vấn đề về sức khỏe tại nơi làm việc (điển hình như đột quỵ, hạ đường huyết,…), đồng thời cũng không thể thực hiện công việc nhanh và chính xác được như người lao động đang trong độ tuổi lao động. Vì thế cần phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại nơi làm việc, nhằm hỗ trợ người lao động cao tuổi thực hiện công việc, cũng như người lao động này có thể học tập kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động cao tuổi để thực hiện công việc. Tuy nhiên, người lao động cùng làm với người lao động cao tuổi có thể không phải phụ tá của người lao động cao tuổi, mà chỉ là người cùng thực hiện công việc với người lao động cao tuổi trong cùng một nơi làm việc, nên mục đích hỗ trợ này chỉ được thực hiện khi người lao động cao tuổi không thể thực hiện được các công việc, thao tác, kỹ năng nhất định.
Việc tuyển dụng, sử dụng người lao động cao tuổi cũng như ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện (giống như đối với người lao động bình thường). Tuy nhiên, vì nhóm người lao động cao tuổi là những người lao động đặc biệt về độ tuổi, sức khỏe cũng như về kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, vào thời điểm ký hợp đồng lao động, có thể người lao động không tỉnh táo, bị tác động bởi các yếu tố khách quan,… nên trước khi ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, người sử dụng lao động phải chắc chắn về sự tự nguyện của người lao động nhóm này, bằng việc tiếp nhận đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc, điều đó khiến yếu tố tự nguyện được chứng minh đầy đủ hơn để tiến đến hợp đồng lao động.
Hiện nay chưa có quy định về mẫu đơn về sự tự nguyện làm việc của người lao động cao tuổi, tuy nhiên đơn này phải thể hiện rõ các yếu tố về thông tin cơ bản người lao động (tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước), sự tự nguyện tham gia thực hiện công việc (xác định) của người lao động, thông tin của người sử dụng lao động (tên, địa điểm trụ sở,…) và chữ ký (đóng dấu nếu có) của người lao động. Người sử dụng lao động xem xét đơn để tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi.
Như vậy, người lao động phải đạt đủ 06 điều kiện đã nêu để làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động mới được phép tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với nhóm người này. Nếu vi phạm một trong các điều kiện này, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng (theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/03/2020 của Chính phủ).
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh