2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động (chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh), trong đó có chính sách hỗ trợ vay vốn để trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh đối với người sử dụng lao động. Vậy, người sử dụng lao động cần phải thỏa mãn các điều kiện nào để được hỗ trợ vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ, có 02 nhóm người sử dụng lao động được hưởng chính sách hỗ trợ vay vốn để trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, đối với mỗi nhóm người sử dụng lao động thì cần thỏa mãn các điều kiện khác nhau để vay vốn:
Theo Điểm a Khoản 2 Điều 38 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đối với nhóm người sử dụng này, phải thỏa mãn đủ 04 điều kiện để được hỗ trợ vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất:
Trong đó:
a. Nguyên nhân dẫn đến tạm dừng hoạt động của người sử dụng lao động: Do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về phòng, chống dịch COVID-19
Ví dụ:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dừng hoạt động do thuộc các ngành sản xuất, kinh doanh không được hoạt động theo chỉ thị, quyết định phòng, chống dịch COVID-19
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dừng hoạt động do tại cơ sở sản xuất, kinh doanh có ca nhiễm COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dẫn đến yêu cầu của dừng hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Cơ sở sản xuất, kinh doanh dừng kinh doanh do thuộc khu vực phong tỏa, giãn cách do COVID-19 (không được sản xuất, kinh doanh)
b. Thời điểm tạm dừng hoạt động của người sử dụng lao động: Trong khoảng từ ngày 01/05/2021 đến ngày 31/03/2022
Theo đó, người lao động của người sử dụng lao động cần thỏa mãn các điều kiện sau:
a. Người lao động làm việc theo hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm
b. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thành phần người lao động: Thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội (không thuộc chế độ nhận lương theo chế độ Nhà nước):
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (hợp đồng lao động không có thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ dưới 12 tháng trước đây)
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương
- Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Đến thời điểm đề nghị vay vốn
Ví dụ:
Người lao động đề nghị vay vốn vào tháng 10/2021 thì người lao động của người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng 10/2021.
Phương án, kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh do người sử dụng lao động tự xây dựng, bao gồm các nội dung chủ yếu như sau:
- Các biện pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh
- Lộ trình phục hồi sản xuất, kinh doanh
Nợ xấu là thuật ngữ trong ngành ngân hàng nói chung và pháp luật về ngân hàng nói riêng, dùng để chỉ khoản nợ mà các chủ thể không có khả năng thanh toán (gồm cả gốc lẫn lãi) khi tới hạn trả nợ dựa theo hợp đồng tín dụng.
Nợ xấu gồm 03 nhóm:
- Nợ dưới tiêu chuẩn
- Nợ nghi ngờ
- Nợ có khả năng mất vốn cao
Nếu người sử dụng lao động có nợ xấu tại một tổ chức tín dụng hay chi nhánh ngân hàng, người sử dụng không chỉ gặp khó khăn trong việc vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác mà còn bị loại bỏ khỏi các đối tượng được cơ quan Nhà nước hỗ trợ vay vốn nói chung (và vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất nói riêng), vì một chủ thể không có đủ khả năng thanh toán một khoản nợ khác phát sinh từ trước khi vay thì khả năng cao cũng không thể thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ phát sinh sau.
Theo như vậy, người sử dụng lao động trong các lĩnh vực này phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a. Người lao động làm việc theo hợp đồng: Hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
b. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (như điều kiện tại phần 1.2.)
c. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: (như điều kiện tại phần 1.2.)
(Như điều kiện tại phần 1.3.)
- Những người sử dụng lao động trong lĩnh vực này không được có khoản nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do các hoạt động vận tải, hàng không, lưu trú chủ yếu có ảnh hưởng từ nước ngoài và do các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện, do đó, nhằm kiểm soát tốt khả năng thanh toán của người sử dụng lao động, người sử dụng lao động cần không thuộc các đối tượng có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Người sử dụng lao động thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ vay phải hoàn thành quyết toán thuế (kiểm tra, xác định số liệu liên quan đến thuế) năm 2020 (dù năm này có thể người sử dụng lao động và người lao động vẫn chịu ảnh hưởng của COVID-19 hoặc không). Việc quyết toán phải được thực hiện trước thời điểm đề nghị vay vốn.
Ví dụ: Người sử dụng lao động đề nghị vay vốn vào ngày 10/10/2021 thì trước ngày 10/10/2021 này người sử dụng lao động phải hoàn thành quyết toán thuế năm 2020.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội do ảnh hưởng của COVID-19
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh