2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Đối tượng áp dụng của Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 là gì và có giống với đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động năm 2019 không? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Luật này có 06 đối tượng áp dụng:
Đây cũng là một trong các đối tượng điều chỉnh của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, các đối tượng này là một bên ký kết trong hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề, tập nghề. Về cơ bản, theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người thử việc, học nghề, tập nghề không phải là người lao động do chưa ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên theo Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, các đối tượng này đều được gọi chung là người lao động, do nhóm những người này có điểm chung là làm việc theo một loại hợp đồng nhất định (hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, hợp đồng tập nghề, học nghề), được hưởng các quyền lợi, chế độ dựa trên việc thực hiện các công việc đó và phải tuân thủ quy tắc tại nơi làm việc.
Cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ tại cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức Chính trị - Xã hội cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (Theo Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008)
Công chức là công dân Việt Nam được bổ nhiệm, tuyển dụng vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí làm việc trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức Chính trị - Xã hội, cơ quan Quân đội nhân dân, Công an nhân dân nhưng không phải quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, công nhân công an. (Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019)
Viên chức công dân Việt Nam được tuyển dụng vào vị trí làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc (Theo Điều 2 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010)
Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ (Theo Khoản 1 Điều 23 Luật quốc phòng số 22/2018/QH14 ngày 08/06/2019)
Theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, nhóm đối tượng này không phải là người lao động, tuy cũng làm việc và hưởng lương, nhưng đối với cán bộ, công chức, các đối tượng này không trở thành cán bộ, công chức dựa trên hợp đồng, còn viên chức dựa trên hợp đồng làm việc, không phải hợp đồng lao động. Tuy nhiên, theo Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, nhóm đối tượng này vẫn được gọi chung là người lao động, do bản chất thực hiện công việc, hưởng lương và thực hiện theo các quy tắc tại nơi làm việc.
Đây là nhóm người lao động không trong quan hệ lao động theo Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, tức không được coi là người lao động và hầu như không được điều chỉnh bởi pháp luật về lao động nếu các bên tham gia hợp đồng không có thỏa thuận về việc thực hiện theo pháp luật về lao động. Ngược lại, Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 vẫn coi đây là một trong các nhóm người lao động. Có thể thấy Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 không định hướng hoàn toàn theo pháp luật về lao động mà là luật chuyên ngành về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, nên về cơ bản không nhất thiết phải phân biệt nhóm người này với nhau khi tất cả đã đến nơi làm việc thì đều phải được đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Trên thực tế, nhóm đối tượng này tương đối giống nhóm đối tượng số 01 khi làm việc theo hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nhóm đối tượng này đặc biệt hơn vì địa điểm làm việc và quốc tịch của người lao động. Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 không chỉ điều chỉnh về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động Việt Nam tại Việt Nam mà còn có các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam và người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động, điều đó chứng tỏ phạm vi điều chỉnh của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 tương đối rộng. Cũng như các trường hợp trên, nhóm đối tượng này được gọi chung là người lao động.
Người sử dụng lao động theo Bộ luật lao động số 45/2014/QH14 ngày 20/11/2019 là người giao kết hợp đồng lao động với người lao động, có trách nhiệm điều hành, giám sát người lao động tại nơi làm việc, và phải đảm bảo các quyền lợi cho người lao động khi người lao động làm việc cho mình. Cũng chính vì trách nhiệm đó, người sử dụng lao động là một trong các đối tượng điều chỉnh của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 khi là chủ thể duy nhất có thể thực hiện một cách đồng bộ về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Đối với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan này có nhiệm vụ quản lý đối với người sử dụng lao động, người lao động, điều kiện làm việc,… Điều đó dẫn tới trách nhiệm quản lý về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác này như công ty vệ sinh được thuê để dọn dẹp, khử khuẩn nơi làm việc cũng phải tuân theo Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh