2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Đối tượng và thời gian khám bệnh nghề nghiệp định kỳ khác so với khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Vậy, đối tượng và thời gian khám bệnh nghề nghiệp định kỳ như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế:
“Điều 11. Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.”
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong các đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, có những người không phải là người lao động. Ví dụ: Người lao động đã nghỉ hưu, người đã có quyết định chờ giải quyết chế độ hưu trí. Theo quy định trên, những người này có thể không được khám mắc bệnh nghề nghiệp định kỳ. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, những người lao động đã nghỉ việc, thôi việc, nghỉ chế độ vẫn có thể tham gia khám bệnh nghề nghiệp định kỳ nhưng phải tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp và không cần giấy giới thiệu của người sử dụng lao động.
Nói cách khác, tất cả những người đã phát hiện bệnh nghề nghiệp thông qua hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì đều đủ điều kiện được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào đối tượng khám nghề nghiệp định kỳ là người lao động còn đang làm việc cho người sử dụng lao động, hay người lao động đã không còn làm việc cho người sử dụng lao động, thì hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp cũng có sự thay đổi.
Do người lao động được khám bệnh nghề nghiệp định kỳ sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, nên đã xác định được bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải. Đối với mỗi loại bệnh, thời gian tái khám định kỳ khác nhau tùy theo mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe cũng như diễn biến của bệnh. Theo Phụ lục 6 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, đối với 34 bệnh nghề nghiệp khám định kỳ thì thời gian khám bệnh định kỳ là 06 hoặc 12 tháng.
- Thời gian khám định kỳ 12 tháng: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; Bệnh hen phế quản nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; Bệnh giảm áp nghề nghiệp; Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh viêm da và loét vách ngăn mũi nghề nghiệp do crôm; Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su; Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp; Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
- Thời gian khám định kỳ 06 tháng: Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng; bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; bệnh phóng xạ nghề nghiệp; bệnh Leptospira nghề nghiệp; bệnh viêm gan virut B nghề nghiệp; bệnh HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; bệnh viêm gan virut C nghề nghiệp.
Như vậy, các bệnh có thời gian khám định kỳ 12 tháng chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp, và các bệnh liên quan đến bộ phận tiếp xúc trực tiếp đến các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như da, mắt,… Các bệnh này có chuyển biến, diễn biến rõ ràng mà người lao động có thể tự cảm nhận được khi mắc phải. Trong khi đó, các bệnh có thời gian khám định kỳ 06 tháng chủ yếu là các bệnh nhiễm độc, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng, rất khó để người lao động mắc bệnh có thể tự cảm nhận và phát hiện diễn biến bệnh, vì thế thời gian khám định kỳ ngắn hơn so với các bệnh liên quan đến hô hấp và các bộ phận tiếp xúc trực tiếp đến các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh