2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ về việc gửi trẻ, lớp mẫu giáo cho người lao động. Vậy trách nhiệm đó được thực hiện như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 4 Điều 136 Bộ luật lao động số 45/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ người lao động xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Trường hợp này là trường hợp mà người sử dụng lao động có số lượng người lao động lớn, nơi làm việc cách xa khu vực dân cư, không thuận lợi cho người lao động gửi trẻ trong quá trình lao động. Để người lao động yên tâm làm việc hết năng lực của mình, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con của người lao động.
Theo Điều 77 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, có 03 loại nhà trẻ, lớp mẫu giáo mà người sử dụng lao động có thể hỗ trợ xây dựng, bao gồm:
a. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi
Đây là nhóm trẻ nhỏ tuổi nhất và cần được sự chăm sóc cẩn thận từ cha mẹ. Tuy nhiên người lao động phải thực hiện công việc tại nơi làm việc, không thể chăm sóc con trong thời gian làm việc, vì vậy nhà trẻ được xây dựng không chỉ để trông trẻ mà còn đảm bảo các bé được chăm sóc một cách đầy đủ trong thời gian còn bú sữa mẹ nhưng không có mẹ bên cạnh, tập bò, tập đi và các hoạt động đầu đời khác.
b. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi
Trường mẫu giáo là cơ sở trông trẻ có độ tuổi lớn hơn, từ 03 tuổi đến 06 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ em bắt đầu phải học một số kỹ năng nhỏ và có các hoạt động vui chơi để phát triển thể chất, tinh thần. Vì vậy, chi phí xây dựng trường mẫu giáo nhiều hơn so với chi phí xây dựng nhà trẻ.
c. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Đây là loại hình phù hợp cho người sử dụng dụng lao động với số lượng lớn, giảm chi phí khi xây cả nhà trẻ và trường mẫu giáo. Cơ sở giáo dục kết hợp cũng tiện lợi hơn với người sử dụng lao động và người lao động nếu người lao động có con ở độ tuổi gửi nhà trẻ và trường mẫu giáo cùng một lúc.
Cũng theo Khoản 4 Điều 136 Bộ luật lao động số 45/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ chi phí gửi trẻ, trường mẫu giáo cho người lao động. Cụ thể theo Điều 82 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, người sử dụng lao động dựa trên tình hình thực tế mà xây dựng phương án, kế hoạch giúp đơc, hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo đối với người lao động có con trong độ tuổi gửi trẻ, mẫu giáo dưới hình thức tiền hoặc hiện vật. Như vậy, người sử dụng lao động không phải hỗ trợ hoàn toàn chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động mà chỉ hỗ trợ 01 phần chi phí. Việc hỗ trợ có thể đồng thời như bỏ chi phí xây dựng cơ sở giáo dục nhà trẻ, trường mẫu giáo nhưng vẫn bỏ chi phí hỗ trợ tiền gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.
Các vấn đề như mức thời gian hỗ trợ được thảo luận với người lao động thông qua đối thoại tại nơi làm việc.
Như vậy, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động có con nhỏ đang trong độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo là cần thiết, được quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản pháp luật liên quan một cách tương đối rõ ràng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh