2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành như thế nào? (Phần 1) đã giới thiệu về 03 phương thức hỗ trợ mà cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề buộc phải thực hiện đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về 03 trách nhiệm hỗ trợ còn lại của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành.
Theo Khoản 4 Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề thực hiện hỗ trợ 01 lần bằng tiền đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong trường hợp sinh viên, học sinh bị tai nạn lao động suy giảm khả năng lao động và đối với thân nhân học sinh, sinh viên chết do tai nạn lao động.
Các mức hỗ trợ bằng tiền khác nhau do mức độ nghiêm trọng của hậu quả tai nạn lao động (suy giảm tai nạn lao động, chết người):
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%: 0,6 lần mức lương cơ sở. Theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 09/05/2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 Đồng. Ví dụ: Nếu sinh viên suy giảm khả năng lao động 5% thì mức hỗ trợ bằng tiền là 894.000 Đồng.
- Suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%: Cứ tăng 1% mức suy giảm khả năng lao động thì được hỗ trợ thêm 0,16% lương cơ sở. Ví dụ: Sinh viên suy giảm khả năng lao động 11% thì số tiền hỗ trợ là: (11-10) x 0,16% x 1.490.000 + 894.000 = 896.384 (Đồng).
- Suy giảm khả năng lao động khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc sinh viên, học sinh chết do tai nạn lao động: Ít nhất 12 lần mức lương cơ sở, tức hiện nay mức hỗ trợ này thấp nhất là 27.880.000 Đồng
Cơ sở giáo dục, dạy nghề có trách nhiệm thực hiện việc hỗ trợ đối với sinh viên, học sinh bị tai nạn lao động trong thời hạn 05 ngày, tính từ:
- Ngày có kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa
- Ngày có giấy báo tử đối với học sinh, sinh viên chết do tai nạn lao động
Theo Khoản 5 Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, hồ sơ, thủ tục để học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động hưởng các khoản hỗ trên từ cơ sở giáo dục, dạy nghề giống với hồ sơ, thủ tục để người lao động bị tai nạn hưởng trợ cấp từ người sử dụng lao động. Hồ sơ, thủ tục này do học sinh, sinh viên gửi lên cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có trách nhiệm giải quyết hồ sơ, thủ tục hưởng hỗ trợ của học sinh, sinh viên.
Theo Khoản 6 Điều 33 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện trách nhiệm kịp thời sơ cứu, cấp cứu đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động, tuy nhiên người sử dụng lao động không thể chủ động trong cấp cứu, sơ cứu cho người lao động của mình trong trường hợp này vì người lao động không bị tai nạn tại nơi làm việc mà người sử dụng lao động bố trí, người sử dụng lao động cũng không thể kiểm soát, phát hiện tai nạn lao động của người lao động được cử đi học tại cơ sở giáo dục, dạy nghề nên người sử dụng lao động, vì vậy trách nhiệm này không được người sử dụng lao động thực hiện hiệu quả.
- Phối hợp với người sử dụng lao động để khai báo, Điều tra, báo cáo tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động theo đúng quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề để xảy ra tai nạn lao động nhưng chỉ có nghĩa vụ báo cho người sử dụng lao động, đồng thời không có nghĩa vụ điều tra, báo cáo tai nạn lao động khác, vì đây là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Vì vậy, cơ sở giáo dục, dạy nghề chỉ có trách nhiệm về điều tra tai nạn lao động là phối hợp, cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động và các cơ quan có thẩm quyền trong điều tra tai nạn lao động.
Xem thêm: Hỗ trợ của cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề đối với học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động trong thời gian thực hành như thế nào? (Phần 1)
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh