2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hội đồng trọng tài về lao động là một trong các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lao động. Vậy Hội đồng trọng tài lao động là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 185 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.”
Dựa vào quy định trên:
Trong đó:
- Chủ tịch Hội đồng trọng tài là lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng là một trọng tài viên và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
- Thư ký Hội đồng trọng tài là công chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cũng là một trong các trọng tài viên và làm việc theo chế độ chuyên trách.
- Các trọng tài viên khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm
03 thành phần này không thể thiếu trong Hội đồng trọng tài lao động. Chủ tịch Hội đồng trọng tài có trách nhiệm chỉ đạo chung đối với Hội đồng, cũng chịu trách nhiệm lớn về các hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động. Thư ký có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng trọng tài chỉ định, đồng thời giúp Chủ tịch Hội đồng trọng tài và các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất, và cũng là chủ thể duy nhất trong Hội đồng trọng tài lao động làm việc ở chế độ chuyên trách, tức chỉ thực hiện duy nhất công việc là thư ký của Hội đồng trọng tài, trong khi các chủ thể khác làm việc ở chế độ kiêm nhiệm, tức thực hiện cùng lúc 02 hoặc nhiều công việc hoặc chức danh. Ngoài ra, dù có chức danh như thế nào thì các thành viên của Hội đồng trọng tài đều là trọng tài viên, tức là tất cả các thành viên đều có thể tham gia vào ban trọng tài về lao động khi cần mà không phân chia chức vụ như Chủ tịch Hội đồng trọng tài, thư ký hay thành viên khác. Do vậy, dù nhiệm vụ của riêng từng chức vụ trong Hội đồng trọng tài có thể khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ chung của Hội đồng trọng tài liên quan đến giải quyết tranh chấp về lao động.
Các thành viên được bổ nhiệm để trở thành trọng tài viên và hoạt động trong Hội đồng trọng tài lao động thông qua Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tương tự như Hòa giải viên. Cũng do các chủ thể này được bổ nhiệm bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm nên các trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài hưởng các chế độ tương ứng với công việc, hoạt động của mình từ Nhà nước. Ví dụ: Trọng tài viên mỗi ngày nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành giải quyết tranh chấp lao động được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng bình quân tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng (Theo Điểm a, Khoản 1 Điều 103 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ).
Hội đồng trọng tài lao động có nhiệm kỳ hoạt động là 05 năm. Trong thời gian đó các thành viên của Hội đồng trọng tài là cố định, trừ trường hợp bị miễn nhiệm. Hội đồng trọng tài khác với ban trọng tài lao động, vì ban trọng tài lao động được thành lập khi có tranh chấp cụ thể cần giải quyết về lao động, không phải là một nhóm được giữ cố định.
Trong 05 thực hiện nhiệm vụ của mình, các thành viên của Hội đồng trọng tài phải thực hiện các công việc theo nhiệm vụ nhất định, và phải tổ chức họp định kỳ hằng năm để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên theo quy chế của Hội đồng trọng tài, từ đó đánh giá mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ của toàn bộ Hội đồng trọng tài để tiếp tục thực hiện, khắc phục trong các năm sau.
Hội đồng trọng tài được thành lập với mục tiêu giải quyết các tranh chấp về lao động. Khi có yêu cầu giải quyết về tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài thành lập ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp về lao động trong trường hợp cụ thể. Ngoài ra, các thành viên trong Hội đồng trọng tài có các nhiệm vụ khác nhau khi ở các vị trí khác nhau. Ví dụ: Chủ tịch Hội đồng trọng tài có nhiệm vụ ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, quyết định thành lập ban trọng tài, chủ trì các cuộc họp thường niên để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên. Trong khi đó, thư ký thực hiện các nhiệm vụ của như hành chính, tổ chức, hậu cần, giúp Hội đồng trọng tài lên kế hoạch công tác,… Các thành viên khác của Hội đồng trọng tài lao động (tức các trọng tài viên khác) thực hiện nhiệm vụ theo quy chế hoạt động và phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Như vậy, Hội đồng trọng tài về lao động là một tổ chức có nhiệm kỳ, quy chế riêng, các thành viên trong Hội đồng được bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh