2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Ngoài huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ và huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động, thì trong một số trường hợp, các nhóm đối tượng còn phải tham gia huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc. Vậy đó là những trường hợp nào, thời gian huấn luyện trong những trường hợp này là bao lâu? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, có 02 trường hợp được coi là huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc, thay đổi về thiết bị, công nghệ:
- Khi người lao động chuyển sang làm công việc mới, có sự thay đổi về công việc: Người lao động có thể được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc về chuyển công việc. Trong trường hợp này, công việc mới của người lao động có thể liên quan đến công việc cũ, tuy nhiên, về yêu cầu trình độ, kỹ thuật, an toàn, vệ sinh lao động của mỗi công việc khác nhau. Do đó, trước khi được giao việc mới, người lao động phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới.
- Khi có sự thay đổi về thiết bị, công nghệ: Đây là trường hợp người lao động vẫn thực hiện công việc của mình, nhưng các thiết bị, công nghệ mà người lao động sử dụng có sự thay đổi, cải tiến dẫn đến các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động đối với các thiết bị, công nghệ này thay đổi, dẫn theo các kỹ năng đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với các thiết bị, công nghệ này cũng có sự khác biệt. Vì thế người lao động phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để đảm bảo người lao động tiếp cận được các kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động cần thiết đối với thiết bị, công nghệ mới.
Việc huấn luyện trong 02 trường hợp này được thực hiện theo nội dung, quy trình của huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thông thường. Tuy nhiên, cũng theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi về thiết bị, công nghề thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
Ví dụ: 01 tuần sau khi thay đổi công nghệ thì người lao động tham gia khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động định kỳ của người sử dụng lao động. Sau đó 01 tháng người lao động tiếp tục tham gia huấn luyện khi thay đổi thiết bị, công nghệ. Thì các nội dung huấn luyện định kỳ được miễn khi huấn luyện lần này.
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, có 02 trường hợp phải tham gia huấn luyện khi trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc:
- Cơ sở ngừng hoạt động: Trường hợp cơ sở ngừng hoạt động bao gồm người sử dụng lao động tạm đóng cửa nơi làm việc, hoặc không đủ điều kiện để duy trì hoạt động của nơi làm việc trong một thời gian nên phải tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, người lao động phải tạm ngừng việc.
- Người lao động nghỉ việc từ 06 tháng trở lên: Người lao động nghỉ việc từ 06 tháng trở lên do tạm ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng,… Khi nghỉ từ 06 tháng trở lên, người lao động cần phải làm quen lại với công việc cũng như có thích nghi với các tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh mới.
Các nội dung huấn luyện trong 02 trường hợp này được thực hiện như huấn luyện lần đầu, không được miễn phần nào, tuy nhiên, việc huấn luyện không được thực hiện kỹ càng, chi tiết như lần đầu, thay vào đó, do các đối tượng đã có nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản, nên huấn luyện khi trở lại làm việc sau thời gian làm việc có thể rút ngắn thời gian và cách thức truyền tải nội dung cho các đối tượng tham gia.
Trong trường hợp này thời gian huấn luyện không cố định dựa vào các nội dung được miễn trong khóa huấn luyện. Nếu không được miễn bất kỳ nội dung nào, thì các đối tượng tham gia khóa huấn luyện với thời gian bằng lần đầu tham gia khóa huấn luyện:
- Nhóm 1 (Những người có nhiệm vụ quản lý): ít nhất 16 giờ
- Nhóm 2 (Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động): ít nhất 48 giờ
- Nhóm 3 (Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động): ít nhất 24 giờ
- Nhóm 4 (Người lao động thông thường): ít nhất 16 giờ
- Nhóm 5 (Người làm công tác y tế): ít nhất 16 giờ
- Nhóm 6 (An toàn, vệ sinh viên): ít nhất 04 giờ
Theo Điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, thời gian huấn luyện trong trường hợp này bằng 50% thời gian huấn luyện trong lần đầu. Suy ra thời gian huấn luyện cho từng nhóm đối tượng là:
- Nhóm 1 (Những người có nhiệm vụ quản lý): ít nhất 08 giờ
- Nhóm 2 (Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động): ít nhất 24 giờ
- Nhóm 3 (Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động): ít nhất 12 giờ
- Nhóm 4 (Người lao động thông thường): ít nhất 08 giờ
- Nhóm 5 (Người làm công tác y tế): ít nhất 08 giờ
- Nhóm 6 (An toàn, vệ sinh viên): ít nhất 02 giờ
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh