2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, chủ thể có trách nhiệm lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động là người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, bản thân người sử dụng lao động (đại diện người sử dụng lao động) không thể tự mình xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động mà không có số liệu về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, tình trạng sức khỏe và các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. Vì vậy, người sử dụng lao động cần sự trợ giúp của các chủ thể khác cũng có trách nhiệm quản lý các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động. Các chủ thể đó là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên tại cơ sở làm việc. Đối với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, những người này thuộc bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các công việc tham mưu, đưa ra ý kiến giúp người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Đối với an toàn, vệ sinh viên, thực hiện tham gia lấy ý kiến xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động cùng an toàn, vệ sinh viên để hỗ trợ người sử dụng lao động. Các chủ thể này chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về các ý kiến xây dựng của mình.
Theo Khoản 1 Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện hằng năm, để phù hợp với sự thay đổi trong môi trường lao động tại cơ sở lao động cũng như các vấn đề phát sinh về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động tại cơ sở.
Trong trường hợp có phát sinh công việc làm ảnh hưởng đến kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành bổ sung nội dung công việc phù hợp vào kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động. Hoạt động này được tiến hành tại bất kỳ thời điểm nào trong năm kế hoạch.
Theo Khoản 2 Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, việc lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động phải được lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và dựa trên 04 căn cứ:
Việc đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp được thực hiện theo các cấp khác nhau. Người sử dụng lao động phân chia người lao động, các bộ phận của mình thực hiện các hoạt động này. Ví dụ: Việc đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện bởi người lao động, an toàn, vệ sinh viên tiến hành hỗ trợ người lao động tự đánh giá. Việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được thực hiện bởi người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (bộ phận an toàn, vệ sinh lao động), người làm công tác y tế (bộ phận y tế) và phải báo cáo cho người sử dụng lao động kết quả của hoạt động này.
Từ các số liệu, kết quả thu thập được từ các hoạt động trên, người sử dụng lao động xác định được các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động cần phải giải quyết và xây dựng biện pháp giải quyết các vấn đề này.
Công tác thực hiện an toàn, vệ sinh lao động năm trước được thực hiện theo kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động năm đó. Tức là kết quả thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động phản ánh mức độ thành công và thất bại của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động năm trước. Từ đó, người sử dụng lao động có thể rút ra các kinh nghiệm khi lập kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động, xóa bỏ các biện pháp không hữu ích, xây dựng các biện pháp mới phù hợp hơn cũng như sửa chữa các sai sót trong kế hoạch trước đó, phát huy việc thực hiện các biện pháp hiệu quả.
Nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất sản xuất, kinh doanh có ảnh hưởng đến tình trạng quy mô của cơ sở sản xuất, cũng như các khoản chi của người sử dụng lao động cho công tác an toàn, vệ sinh lao động như mua sắm, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, vật tư, tổ chức huấn luyện, khám sức khỏe cho người lao động hay các hoạt động kiểm tra, giám sát mang tính chuyên môn kỹ thuật cao như kiểm định máy móc, thiết bị, quan trắc môi trường. Vì vậy đây cũng là một trong các căn cứ để xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động.
Tình hình lao động của năm kế hoạch (số lượng, công việc của người lao động, số người lao động nữ, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi,…) cũng ảnh hưởng đến các quyết sách của người sử dụng lao động liên quan đến điều kiện lao động để đảm bảo phù hợp cho các nhóm đối tượng.
Người lao động, tổ chức công đoàn, đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra có quyền kiến nghị cho người sử dụng lao động về các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, các vấn đề của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động không thể xử lý và thực hiện các kiến nghị này ngay mà phải đưa vào kế hoạch để thực hiện theo lộ trình.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh