2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, chủ thể có trách nhiệm khai báo lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc người lao động không theo hợp đồng bị tai nạn chết người hoặc bị thương là:
- Gia đình nạn nhân: Gia đình nạn nhân bao gồm những người có chung huyết thông với nạn nhân hoặc những người có quan hệ chung sống, nuôi dưỡng với nạn nhân. Đây là những người có mối quan hệ mật thiết với người lao động bị tai nạn, nên khi người này bị tai nạn, thương nặng thì những người trong gia đình là những người nắm rõ tình hình và phát hiện sớm. Do đó những người này là những chủ thể có trách nhiệm khai báo với cơ quan có thẩm quyền về tai nạn khiến người lao động chết, bị thương nặng.
- Người phát hiện tai nạn: Ngoài người thân trong gia đình nạn nhân thì những người phát hiện tai nạn cũng là những người có trách nhiệm phải khai báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn, những người phát hiện ra tai nạn bao gồm người lao động cùng nơi làm việc, người sử dụng lao động, người quản lý hoặc bất kỳ người nào không có mối quan hệ với người lao động không theo hợp đồng nhưng phát hiện ra tai nạn hoặc được chủ thể khác thông báo về tai nạn.
Người sử dụng lao động trong trường hợp này không nhất thiết phải là chủ thể có trách nhiệm khai báo khi giữa người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động và người sử dụng lao động vốn không có quan hệ lao động (theo quy định của pháp luật lao động), người sử dụng lao động không có trách nhiệm giám sát, điều hành cũng như đảm bảo người lao động trong trường hợp này được hưởng hoàn toàn các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động như các trường hợp người lao động khác.
Cũng theo Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 03 chủ thể có thẩm quyền xử lý đối với tai nạn lao động chết người hoặc người lao động bị thương nặng là người làm việc không theo hợp đồng lao động:
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Là chủ thể tiếp nhận khai báo bất cứ người nào có trách nhiệm khai báo về tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động khiến người lao động bị thương nặng (người lao động là người làm việc không theo hợp đồng lao động). Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành xử lý, xây dựng phương án, biện pháp khắc phục.
- Công an cấp huyện và cơ quan quản lý về lao động cấp tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội): Trong trường hợp người lao động bị chết, có ít nhất 02 người lao động bị thương nặng do tai nạn lao động cùng thời điểm, tức là trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo lên Công an cấp huyện, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, để 02 cơ quan này thực hiện nhiệm vụ giám sát, quản lý của mình.
Theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, người có trách nhiệm khai báo trực tiếp hoặc lựa chọn hình thức khác khai báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã.
Khi xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc có ít nhất 02 người lao động bị thương nặng thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện gửi báo cáo đến Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an cấp huyện theo các cách thức:
- Trực tiếp
- Điện thoại
- Fax
- Công điện
- Thư điện tử
Người khai báo lên Ủy ban nhân dân cấp xã với những nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn
- Diễn biến tai nạn, hậu quả
- Số lượng người bị tai nạn (thông tin cá nhân gồm tên, tuổi, nghề nghiệp; tình trang chết, bị thương)
Riêng trong trường hợp có người chết, ít nhất 02 người bị thương, Ủy ban nhân dân báo cáo lên Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện với các quy định theo phụ lục IV kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ:
- Thông tin xã, phường nơi xảy ra tai nạn (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax)
- Thông tin vụ tai nạn lao động (thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn lao động)
- Sơ lược thông tin nạn nhân
- Diễn biến tai nạn
- Tình trạng nạn nhân
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh