Khái niệm người sử dụng lao động trong Bộ luật lao động năm 2019?

Thứ tư, 22/11/2023, 09:23:31 (GMT+7)

Khái niệm người sử dụng lao động, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được thể hiện như thế nào trong Bộ luật lao động năm 2019?

Người sử dụng lao động là một chủ thể quan trọng trong quan hệ lao động. Vậy người sử dụng lao động là ai? Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây hoặc GỌI NGAY cho Luật Hoàng Anh qua số điện thoại: 0908 308 123 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ về dịch vụ giấy phép lao động cũng như các quyền lợi liên quan.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 ( Bộ luật Lao động năm 2019)

Người sử dụng lao động là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019:

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Theo đó, người sử dụng lao động có thể là cá nhân, tổ chức nói chung (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình). Riêng đối với cá nhân là người sử dụng lao động phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tức là:

- Là người thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên (Người chưa thành niên không thể trở thành người sử dụng lao động)

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự, tức không mắc các bệnh thần kinh hoặc bệnh khác khiến không thể nhận thức và làm chủ hành vi và bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

- Không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức nghiện ma túy và các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản và bị Tòa án tuyên bố bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Không phải người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức do tình trạng thể chất hoặc tinh thần gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức bị mất năng lực hành vi dân sự và bị Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Vai trò của người sử dụng lao động đối với nền kinh tế

Trong bất kỳ giai đoạn nào thì lao động vẫn luôn là một nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn đó. Tuy nhiên, chỉ có người lao động không thì không đủ, vì khi đỏ sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh diễn ra một cách tự phát, không có khoa học, không được chuyên môn hóa và rất khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa được sản xuất ra do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khối lượng ít, không đủ để xuất khẩu hay đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.

Mặt khác, hầu hết người lao động thường hạn chế về hiểu biết pháp luật trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh, nên chưa biết tự tạo cho mình một việc làm, chưa có sự “động não" một cách thực sự trong khi làm việc, điều đó dẫn đến một nghịch lý rằng, nguồn lao động tuy nhiều nhưng không biết làm gì cho hiệu quả và ổn định. Thêm vào đó sẽ tồn tại sự di chuyển lao động từ miền này sang miền khác, từ nông thôn lên thành thị, từ miền núi xuống đồng bằng, từ đó sẽ tạo ra lần sống quả tài lao động ở một số nơi, nhưng lại thưa thổi lao động ở một số nơi khác mà ở đó sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nếu không hiểu biết và vận dụng tốt điều kiện tại nơi đó. Do vậy, khi có người sử dụng lao động xuất hiện sẽ tạo cho sự phân bố lao động một cách hợp lý, tạo việc làm cho người lao động.

Tại sao phải bảo đảm quyền và lợi ích cho người sử dụng lao động bằng pháp luật lao động

Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người sử dụng lao động luôn được coi là chủ thể được xem là “kẻ mạnh” trong lao động. Tuy nhiên phải bảo đảm các quyền và lợi ích cho họ vì:
- Người sử dụng lao động là một thành tố quan trọng bên trong mối quan hệ lao động, do đỏ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải được bảo đảm. Quan hệ lao động chỉ được thiết lập khi có đồng thời hai chủ thể người sử dụng lao động và người lao động. Xét về địa vị pháp lý của hai chủ thể này là ngang nhau trong quan hệ pháp luật, khi đứng trước pháp luật không có chủ thể nào mạnh hơn hay yếu hơn mà họ đều phải chịu sự điều chỉnh đã được quy định của pháp luật. Do vậy, với tư cách là một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động cũng cần phải được bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng. 
- Khi người sử dụng lao động được bảo đảm một cách chính đáng và hợp pháp, thì người sử dụng lao động mới tiến hành mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động, khi đó mới có nhiều quan hệ lao động được thiết lập. Vì vậy, việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động là tiền đề, điều kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Trong quan hệ lao động, quyền của chủ thể bên này bao giờ cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia tạo thành mối liên hệ pháp lý thống nhất. Do đó, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ và không có chủ thể nào không có quyền và không có nghĩa vụ. Hiện nay, không ít người còn nhầm lẫn giữa quyền của chủ thể bên này và nghĩa vụ của chủ thể bên kia là hai mặt đối lập, mâu thuẫn. Sự suy nghĩ, hiểu như vậy là phiến diện, thiếu cái nhìn biện chứng. Thực ra đó là nội dung của một quan hệ có tính thống nhất, là hai mặt của một vấn đề không thể tách ra được, nếu tách bên này thì sẽ không thể cân bằng được với bên kia.
- Khi chúng ta bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thì sẽ tạo điều kiện ổn định, hài hòa mối quan hệ lao động, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khi đó sẽ làm phát triển thị trường lao động. Một thị trường lao động được coi là phát triển và ổn định khi mà có sự cân bằng giữa cung về lao đồng và cầu về lao động, khi đó cung và cầu lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu cầu lao động thừa sẽ gây ra tình trạng khan hiếm lao động, làm giả lao động lên cao, cỏ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khan hiếm lao động, không cỏ lao động vào sản xuất, khi đó sẽ không tạo ra của cải cho xã hội. Mặt khác, khi cung về lao động thừa sẽ gây ra tình trạng dư thừa lao động, tăng tỷ lệ thất nghiệp của người lao động, làm thị trưởng lao động bị mất sự ổn định và cân đối. nón quản lý và điều hành tốt của người sử dụng lao động.

Quyền của người sử dụng lao động

Theo khoản 1 điều 6 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động có các quyền:

- Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Đây là quyền cơ bản, quyền đầu tiên của người sử dụng lao động. Quyền này cũng được quy định ngay trong khái niệm “người lao động” tại khoản 1 điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 khi người lao động chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Quyền này cũng gắn liền với một số nghĩa vụ nhất định như tạo sổ quản lý người lao động.

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Quyền này được bổ sung so với Bộ luật lao động năm 2012 khi người sử dụng lao động được thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, trong khi trước đây chỉ có duy nhất một tổ chức đại diện là Công đoàn, người sử dụng lao động không được thành lập, gia nhập, hoạt động trong bất kỳ tổ chức đại diện người lao động nào khác.

- Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Do pháp luật về lao động đã có sự thay đổi khi cho phép tổ chức đại diện người lao động ngoài Công đoàn được thành lập và hoạt động song song với Công đoàn, hiện nay người sử dụng lao động có thể yêu cầu tổ chức đại diện người lao động nói chung thương lượng để ký thỏa ước lao động tập thể, và các vấn đề tranh chấp, đình công không chỉ với Công đoàn.

- Đóng cửa tạm thời nơi làm việc. Người sử dụng lao động có thể đóng cửa tạm thời nơi làm việc trừ trường hợp bị cấm đóng cửa tạm thời tại điều 206 Bộ luật lao động năm 2019 liên quan đến đình công.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Bộ luật lao động năm 2012 không liệt kê các quyền khác vào quy định về quyền của người sử dụng lao động. Bộ luật lao động năm 2019 đưa ra các quyền khác theo quy định của pháp luật, tức là công nhận các quyền khác được quy định ngay trong Bộ luật lao động hoặc luật khác như luật an toàn, vệ sinh lao động,... Ví dụ, người sử dụng lao động được quyền cân nhắc chọn thời điểm kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người lao động là người khuyết tật cho phù hợp (điều 177 Bộ luật lao động năm 2019).

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Theo Khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. Về việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa ước hợp pháp, đây là nghĩa vụ chung của các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động, trong đó có người sử dụng lao động, trên thực tế, nghĩa vụ này là nghĩa vụ có trách nhiệm với những gì người sử dụng lao động đối với người lao động và các tổ chức đại diện cho người lao động. Về vấn đề tôn trọng nhân phẩm, danh dự, người lao động cũng có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự, tuy nhiên, người sử dụng lao động là người trực tiếp tuyển dụng và trả lương người lao động, nên dễ gây ra các vấn đề không tôn trọng đối với người lao động hơn.

- Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Việc thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động được quy định tại điều 63 Bộ luật lao động năm 2019 và chương V Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính Phủ. Người sử dụng lao động thiết lập, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nơi làm việc nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như người lao động với người lao động.

- Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động. Người sử dụng lao động thực hiện đào tạo nghề dựa trên điều Khoản 2 Điều 59 Bộ luật lao động năm 2019, đồng thời người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng học nghề, tập nghề với người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đối với những người lao động mới.

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Do các quy định trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, mà người sử dụng lao động lại là chủ thể thực hiện một số quyền, nghĩa vụ cho người lao động như đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng như có trách nhiệm đảm bảo an toàn nơi làm việc nên người sử dụng lao động phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về các vấn đề này.

- Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động. Người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ này vì mục tiêu chung của quốc gia về nâng cao tay nghề, trình độ người lao động, giúp phát triển nguồn nhân lực đất nước.

Như vậy, các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được thể hiện tương đối bao quát tại Điều 6 của Bộ luật lao động năm 2019, các quyền và nghĩa vụ này gắn liền với một chủ thể quan trọng khác là người lao động, nên có thể nói người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư