Mức, thời gian hỗ trợ, phương thức chi trả cho người sử dụng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bị ảnh hưởng bởi COVID-19 như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:22 (GMT+7)

Mức, thời gian hỗ trợ, phương thức chi trả cho người sử dụng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề bị ảnh hưởng bởi COVID-19

1. Mức hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ:

a. Mức hỗ trợ tối đa

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tối đa 1.500.000 Đồng/người lao động/tháng

b. Tính mức hỗ trợ cụ thể

Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học. Trong trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì tính theo nguyên tắc sau:

- Dưới 15 ngày lẻ thì tính là ½ tháng

- Từ đủ 15 ngày lẻ trở lên thì tính là 01 tháng

Ví dụ 1: Người sử dụng lao động A tổ chức khóa học đào tạo nâng cao kỹ năng cho 50 người lao động của mình. Khóa học kéo dài 02 tháng. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 Đồng/người lao động/tháng. Giả sử người sử dụng lao động được hỗ trợ mức tối đa, tức: 50 x 2 x 1.500.000 = 150.000.000 (Đồng).

Ví dụ 2: Người sử dụng lao động B tổ chức khóa học đào tạo nâng cao kỹ năng cho 20 người lao động của mình. Khóa học kéo dài 01 tháng 08 ngày. Mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 Đồng/người lao động/tháng. Giả sử người sử dụng lao động được hỗ trợ mức tối đa, tức: 20 x (2 + ½) x 1.500.000 = 75.000.000 (Đồng).

c. Trường hợp mức hỗ trợ và chi phí đào tạo thực tế có sự chênh lệch

Trong trường hợp khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghề có mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ theo quy định thì phần chênh lệch do người sử dụng lao động tự chi trả.

Ví dụ 3: Người sử dụng lao động C tổ chức khóa học cho người lao động với tổng mức chi phí đào tạo thực tế là 100.000.000 Đồng. Tuy nhiên mức hỗ trợ theo quy định là 75.000.000 Đồng. Suy ra người sử dụng lao động phải tự chi trả chi phí đào tạo là 25.000.000 Đồng.

2. Thời gian hỗ trợ

Do không có quy định về thời gian của các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề, nên người sử dụng lao động có thể tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong thời gian phù hợp với lộ trình đào tạo, thời gian của người lao động. Tuy nhiên điều này cũng dễ dẫn đến trường hợp người sử dụng lao động trục lợi từ tiền hỗ trợ của Nhà nước khi kéo dài các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề dù không cần thiết.

Để tránh tình trạng này, Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ có quy định về thời gian hỗ trợ: Tối đa 06 tháng.

Tức nếu khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người sử dụng lao động kéo dài trên 06 tháng thì Nhà nước chỉ hỗ trợ cho 06 tháng đầu của khóa.

3. Phương thức chi trả

Theo Khoản 3 Điều 10 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ, phương thức chi trả cho người sử dụng lao động là: Chi trả trực tiếp cho người sử dụng lao động theo phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được phê duyệt. Theo đó, người sử dụng lao động có thể được chia phần tiền hỗ trợ ra thành nhiều lần hưởng hoặc hưởng một lần dựa trên phương án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề được phê duyệt này.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội do ảnh hưởng của COVID-19

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư