2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 4 Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, an toàn, vệ sinh viên có 05 nghĩa vụ phải thực hiện tại cơ sở lao động.
Một trong các điều kiện để trở thành an toàn, vệ sinh viên là có ý thức chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động. Nguyên nhân đặt ra điều kiện này vì an toàn, vệ sinh viên có nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng (bộ phận nơi an toàn, vệ sinh viên làm việc và kiêm nhiệm vị trí an toàn, vệ sinh viên) chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thì tức là bản thân an toàn, vệ sinh viên cũng phải là người gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động cũng như có hiểu biết nhất định về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động.
Đồng thời, ngoài vấn đề ý thức, an toàn, vệ sinh viên còn phải hướng dẫn mọi người trong bộ phận làm việc của mình bảo quản và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện cá nhân đúng cách. Vì vậy, an toàn, vệ sinh viên là đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cũng như các hoạt động kiểm tra thiết bị, máy móc nhằm tăng hiểu biết về các loại thiết bị, máy móc này.
Do an toàn, vệ sinh viên là nhóm người thực hiện nhiệm vụ về an toàn, vệ sinh lao động có quan hệ mật thiết nhất với người lao động, tiếp xúc trực tiếp với môi trường, điều kiện lao động cũng như bản thân những người lao động khác một cách thường xuyên, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, nên đây là nhóm chủ thể có khả năng thực hiện nhiệm vụ giám sát các vấn đề an toàn, vệ sinh lao động một cách tốt nhất, bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, nội quy an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động ban hành. Đồng thời trong hoạt động này khi phát hiện các thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động của người lao động trong bộ phận lao động mà an toàn, vệ sinh viên làm nhiệm vụ, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc, thì an toàn, vệ sinh viên cũng có trách nhiệm báo cho bộ phận an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận y tế và người sử dụng lao động để các chủ thể này kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục.
Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động là động do người sử dụng lao động xây dựng hằng năm và có ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn tại cơ sở. Nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ; biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; chăm sóc sức khỏe người lao động; thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động. Ngoài bộ phận an toàn, vệ sinh lao động (người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động) thì an toàn, vệ sinh viên cũng được tham gia giúp người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch này bằng các phương thức khác nhau.
Ngoài ra, an toàn, vệ sinh viên cũng có trách nhiệm giúp người lao động mới đến làm việc ở tổ (mà mình phụ trách) làm việc một cách an toàn, thực hiện đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Nghĩa vụ này liên quan đến nghĩa vụ đầu tiên của an toàn, vệ sinh viên, khi an toàn, vệ sinh viên phải hướng dẫn người lao động cùng tổ thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, tức là an toàn, vệ sinh viên là người có hiểu biết về vấn đề này nhất và cũng được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động, vì vậy khi người mới cần được hướng dẫn thì chủ thể có trách nhiệm làm nhiệm vụ này là an toàn, vệ sinh lao động.
An toàn, vệ sinh lao động là người được người sử dụng bầu và chịu sự quản lý của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, đồng thời cũng là người lao động thực hiện công việc theo hợp đồng lao động và chỉ thực hiện nhiệm vụ an toàn, vệ sinh viên theo chế độ kiêm nhiệm. Do đó, an toàn, vệ sinh viên cũng có trách nhiệm đại diện cho người lao động của tổ nơi mình làm việc kiến nghị với tổ trưởng (hoặc cấp trên) về vấn đề chế độ bảo hộ, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời trong trường hợp mất an toàn, vệ sinh lao động.
An toàn, vệ sinh viên chịu quản lý của Ban chấp hành công đoàn tại cơ sở, vì vậy khi phát hiện vi phạm về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, hay trong trường hợp nhận thấy nơi làm việc mất an toàn, vệ sinh lao động do máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không đảm bảo các tiêu chuẩn mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề ra, mà đã báo người sử dụng lao động nhưng không được giải quyết, thì chủ thể có khả năng xử lý cũng như có quan hệ mật thiết nhất với người lao động cũng như an toàn, vệ sinh viên là tổ chức công đoàn.
Ngoài ra còn một chủ thể khác có thẩm quyền xử lý là thanh tra lao động (từ Thanh tra lao động của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), tức chủ thể có thẩm quyền cũng như trách nhiệm thanh tra, kiểm tra vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. Vì thế, trong các trường hợp nơi làm việc không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động do các thiết bị, máy móc, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không đạt chuẩn, hết hạn,… hoặc có vi phạm, thì an toàn, vệ sinh lao động có thể báo với thanh tra lao động nếu người sử dụng lao động không xử lý các vấn đề này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh