2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động là người giúp việc trong gia đình cũng có các nghĩa vụ đối với người sử dụng lao động. Các nghĩa vụ đó là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 164 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người lao động là người giúp việc trong gia đình có 04 nghĩa vụ cơ bản:
Tương tự như người sử dụng lao động, người lao động cũng phải thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Người lao động là người giúp việc phải tuân thủ các quy định về thời giờ làm việc, thực hiện đúng các công việc mà 02 bên đã thỏa thuận, hoàn trả cho người sử dụng lao động những khoản phí không có trong thỏa thuận về lương và số tiền đóng bảo hiểm mà người sử dụng phải trả cho người lao động,... Về cơ bản, đây là nghĩa vụ mà người lao động nào cũng phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động là người giúp việc trong gia đình cũng không là ngoại lệ.
Người lao động là người giúp việc làm việc tại nhà của người sử dụng lao động, vì vậy có tiếp xúc trực tiếp với tài sản của người sử dụng lao động, thậm chí còn được sử dụng, mang theo khi rời khỏi nhà của người sử dụng lao động. Do đó, nếu người lao động làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận (có thể trong hợp đồng hoặc tự thỏa thuận sau khi người lao động làm hỏng, làm mất tài sản) hoặc theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.
Không chỉ người sử dụng lao động, người lao động cũng phải thực hiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cũng như là bảo đảm cho tài sản, sức khỏe tính mạng của những người trong gia đình người sử dụng lao động. Vì vậy, khi phát hiện ra có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân thì người lao động phải ngay lập tức báo với người sử dụng lao động để người sử dụng lao động có biện pháp khắc phục, sửa chữa.
Người lao động là người giúp việc trong gia đình là nhóm người lao động đặc biệt. Làm việc trong môi trường kín là nhà của người sử dụng lao động, chỉ tiếp xúc chủ yếu với 01 hoặc 01 nhóm người cố định là gia đình của người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động. Điều đó dẫn tới cơ hội để người sử dụng lao động có các hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có các hành vi vi phạm khác đối với người lao động. Đây đều là các hành vi có thể trở thành hành vi khách quan cấu thành tội phạm mà người sử dụng lao động, mà người lao động ở trong một môi trường làm việc khép kín như vậy trở thành bên yếu thế. Vì vậy, pháp luật quy định một trong các nghĩa vụ của người lao động là tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm phạm pháp luật, tức đây không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ của người lao động là người giúp việc trong gia đình.
Như vậy, Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 có quy định rất rõ ràng về các nghĩa vụ của người lao động là người giúp việc trong gia đình. Các nghĩa vụ này chủ yếu liên quan đến các vấn đề thực hiện hợp đồng, môi trường làm việc, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh