2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 32 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có 05 nghĩa vụ như sau:
Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động chỉ được cung ứng dịch vụ kiểm định khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định. Một trong các nội dung quan trọng của hoạt động kiểm định là phạm vi, đối tượng kiểm định. Dựa trên các điều kiện mà tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đạt được, phạm vi, đối tượng kiểm định có thể mở rộng ra toàn bộ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại danh mục ban hành kèm Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhưng có thể phạm vi kiểm định chỉ bao gồm các máy, thiết bị, vật tư thuộc một lĩnh vực nhất định (như phát thanh, truyền thanh,…), trong trường hợp này, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động không thể thực hiện kiểm định cho các máy, thiết bị, vật tư không thuộc phạm vi trong Giấy chứng nhận.
Hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quy trình rõ ràng theo quy định tại Thông tư số 54/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Mỗi nhóm máy, thiết bị, vật tư đều có quy trình kiểm định riêng và được phân số hiệu cho từng quy trình, tổng cộng có 30 quy trình khác nhau cho từng nhóm máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Nội dung các quy trình này bao gồm các bước kiểm định, dụng cụ, thiết bị kiểm định, điều kiện kiểm định, các giai đoạn chuẩn bị, tiến hành kiểm định, xử lý kết quả kiểm định và thời hạn kiểm định. Vì pháp luật đã quy định rất rõ ràng về quy trình thực hiện kiểm định, nên tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải thực hiện thực hiện và tuân thủ theo các quy trình này khi có hoạt động kiểm định.
Các cá nhân, tổ chức yêu cầu kiểm định (người sử dụng lao động) đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết để tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thực hiện hoạt động kiểm định, nếu các thông tin này không có sai sót, vi phạm thì tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với kết quả kiểm định của mình. Cũng do trách nhiệm với kết quả kiểm định, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải thu hồi kết quả kiểm định đã cấp nếu phát hiện có sai phạm trong bất kỳ giai đoạn nào trong quy trình kiểm định.
Đồng thời, nếu trong quá trình kiểm định, bên tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động gây ra thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động thì tổ chức này phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 33 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, các cơ quan có thẩm quyền quản lý lĩnh vực bao gồm:
- Bộ Y tế
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Bộ Giao thông vận tải
- Bộ Công thương
- Bộ Xây dựng
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Bộ Công an
- Bộ Quốc phòng
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Khi người sử dụng lao động tiến hành sử dụng, dừng sử dụng, loại bỏ máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thì phải khai báo với các cơ quan trên, do các cơ quan này có nhiệm vụ quản lý liên quan đến máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực của mình. Vì vậy, hằng năm, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý lĩnh vực để các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ quản lý một cách nhất quán và thuận lợi nhất.
Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, là các cấp cơ quan chuyên môn về lao động của Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội), cấp tỉnh (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), hay cơ quan chuyên môn về lao động của Chính phủ (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Ngoài các cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực, đây cũng là các cơ quan có nhiệm vụ quản lý, nhưng dưới khía cạnh quản lý người sử dụng lao động, điều kiện lao động và các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, nên cũng cần được tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động báo cáo về tình hình kiểm định hằng năm.
Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kiểm định phải lưu giữ hồ sơ kiểm định của máy, thiết bị, vật tư mà tổ chức đã thực hiện kiểm định, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động kiểm định. Hồ sơ kiểm định có thể làm chứng cứ nếu có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến vấn đề kiểm định kỹ thuật an toàn lao động xảy ra.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh