2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH14 ngày 25/06/2015, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có 03 quyền như sau:
Đây trên thực tế là quyền cũng như trách nhiệm của người sử dụng lao động, nhưng người sử dụng lao động lựa chọn, phân công nhiệm vụ cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động để thay người sử dụng lao động thực hiện các nhiệm vụ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
Các trường hợp khẩn cấp tại nơi làm việc bao gồm các trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước nghiêm trọng,… Tức là, các trường hợp là trường hợp mà nếu người lao động tiếp tục thực hiện công việc thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe của người lao động cũng như khả năng vận hành của của cơ sở lao động, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho người lao động. Trong trường hợp này, do mức độ cấp thiết và đòi hỏi xử lý nhanh, người sử dụng lao động (người đại diện người sử dụng lao động), có thể không biết về tình trạng khẩn cấp tại nơi làm việc ngay khi người lao động cần sự chỉ đạo nhanh từ phía người sử dụng lao động. Thời điểm đó, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động có quyền yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định tạm đình chỉ công việc trong trường hợp khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, cũng như kịp thời tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (xử lý các yếu tố nguy hiểm, có hại, khắc phục các hiện tượng nguy hiểm tại nơi làm việc). Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động cũng phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về yêu cầu và quyết định tạm đình chỉ công việc của mình.
Tuy nhiên, trong quá trình này, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động cũng phải tiến hành báo cáo lên người sử dụng lao động, để người sử dụng lao động biết và nhanh chóng có xây dựng biện pháp xử lý tổng thể.
Định kỳ, người sử dụng lao động (trên thực tế phân công cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động) thực hiện hoạt động kiểm tra máy, thiết bị tại cơ sở lao động, thuê tổ chức kiểm định máy móc, thiết bị trong trường hợp máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Sau quá trình kiểm tra, kiểm định thì xác định được các máy, thiết bị đạt tiêu chuẩn, không đạt tiêu chuẩn, hết hạn sử dụng hoặc phải tiến hành bảo hành, sửa chữa. Từ các kết quả này, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động tiến hành đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không đảm bảo an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng dưới sự chỉ đạo của người sử dụng lao động hoặc báo cáo cho người sử dụng lao động.
Do người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động đều là những người có trình độ chuyên môn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động, cũng làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc bán chuyên trách. Người sử dụng lao động phải có ý thức phát triển khả năng của người lao động của mình (ở đây là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, bộ phận an toàn, vệ sinh lao động), do đó có trách nhiệm bố trí cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp và có hiệu quả nhất
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh