2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người khuyết tật là nhóm người đặc biệt của xã hội, khi tham gia vào quan hệ lao động với tư cách người lao động, họ cũng cần được quan tâm, đảm bảo hơn trong hoạt động làm việc. Vậy người lao động là người khuyết tật là gì? Cần lưu ý những gì về người lao động là người khuyết tật theo Bộ luật lao động năm 2019?
- Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày17/06/2010 (Luật người khuyết tật năm 2010);
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 (Bộ luật lao động năm 2019)
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày17/06/2010:
“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Trong đó, các dạng tật và mức độ khuyết tật được quy định tại Khoản 1 và 2 Luật người khuyết tật năm 2010:
Dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động (các cơ quan vận động bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng)
- Khuyết tật nghe, nói (suy giảm hoặc mất chức năng nghe, nói)
- Khuyết tật nhìn (suy giảm chức năng hoặc mất chức năng nhìn, cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện bình thường)
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần (tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường)
- Khuyết tật trí tuệ (tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc)
- Khuyết tật khác (suy giảm chức năng cơ thể không thuộc các trường hợp trên).
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày
- Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc hai trường hợp trên.
Như vậy, những người mang các dạng tật và mức độ tật như trên khi tham gia vào quan hệ lao động, làm việc cho người sử dụng lao động dựa trên thỏa thuận bằng hợp đồng lao động, chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thì trở thành người lao động. Do những người này gặp khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi nên khó có thể theo kịp phạm vi công việc, mức độ làm việc, thời gian làm việc như thông thường. Đây cũng là nhóm dễ bị tổn thương, do vậy cần có các quy định của pháp luật để bảo vệ nhóm người lao động này.
Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 159 Bộ luật lao động năm 2019. Người khuyết tật là người bị hạn chế về khả năng điều khiển hành vi, vì vậy trong quá trình người khuyết tật làm việc, các yếu tố khách quan trong môi trường làm việc phải được đảm bảo để người khuyết tật có thể hoàn thành công việc một cách an toàn và hoàn chỉnh nhất có thể.
Các yếu tố người sử dụng lao động cần chú ý là:
- Điều kiện lao động: Điều kiện lao động bao gồm nhiều yếu tố kỹ thuật, lao động, kinh tế, xã hội, tâm sinh lý, môi trường lao động,… Theo đó, người sử dụng lao động không chỉ phải đảm bảo môi trường làm việc cho người khuyết tật mà còn phải giúp người lao động là người khuyệt tật giảm thiểu áp lực về thể lực và tinh thần tại nơi làm việc.
- Công cụ lao động: Đối với người lao động là người khuyết tật, công cụ lao động rất quan trọng, vì công cụ lao động của người khuyết tật có thể không giống công cụ lao động của người bình thường, hoặc họ cần công cụ lao động đặc biệt để thực hiện công việc trong khi người lao động bình thường thì không. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo các công cụ lao động dành cho người khuyết tật an toàn và đạt đúng mục đích sử dụng của người lao động.
- An toàn, vệ sinh lao động: Các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động dành cho người lao động là người khuyết tật hay người lao động thông thường được quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015. Ngoài ra, Luật người khuyết tật năm 2010 cũng có các quy định về an toàn, vệ sinh lao động đối với người khuyết tật (Điều 33).
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ: Trước đây, Bộ luật lao động năm 2012 có quy định tại Điều 152 về việc khám sức khỏe định kỳ cho người khuyết tật 06 tháng một lần. Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2019 không còn quy định chi tiết việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động nói chung và người lao động là người khuyết tật nói riêng. Tại Khoản 1 Điều 159 cũng quy định tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người khuyết tật. Vì vậy có thể hiểu là người sử dụng lao động có thể cân nhắc thời điểm phù hợp nhất đối với người khuyết tật để khám sức khỏe định kỳ.
Đây là quy định tại Khoản 2 Điều 159 Bộ luật lao động năm 2019. Các vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động là người khuyết tật gắn liền với điều kiện lao động, lương, thưởng, thời gian làm việc, mức độ công việc, bảo hiểm xã hội và khám sức khỏe định kỳ cần có ý kiến tham khảo của người lao động. Việc tham khảo ý kiến này rất quan trọng do người sử dụng lao động thông thường không phải người khuyết tật, không hiểu được các khó khăn của người khuyết tật khi làm việc, cũng không biết được phạm vi công việc chính xác người lao động là người khuyết tật có thể làm.
Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
Khoản 1 Điều 160 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
Điều 160. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt làm thêm giờ, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 178 Bộ luật lao động năm 2012, hành động “sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm” bị nghiêm cấm. Theo đó, Bộ luật lao động năm 2019 có sự chặt chẽ hơn khi đưa ra vấn đề làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm với 3 nhóm người khuyết tật theo mức độ khác nhau (Khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng). Đồng thời, Bộ luật lao động năm 2019 cho phép người lao động là người khuyết tật thể hiện ý chí, mong muốn của bản thân đối với hoạt động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm mà không cấm hoàn toàn như Bộ luật lao động năm 2012. Người lao động là người khuyết tật hiện nay có thể tự cân nhắc và quyết định các vấn đề sức khỏe thể chất, tinh thần của mình để làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm.
Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó
Khoản 2 Điều 160 Bộ luật lao động năm 2019quy định:
Điều 160. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hịa, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao Động- Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được liệt kê trong trong danh mục đính kèm Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ngày 12/11/2020. Người sử dụng lao động không được phép tuyển dụng lao động là người khuyết tật làm các công việc trong danh mục tại Thông tư này nếu không có sự đồng ý của người lao động và người lao động phải biết đầy đủ thông tin về công việc trước khi đồng ý. Đây cũng là một điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019, vì theo Khoản 2 Điều 178 Bộ luật lao động năm 2012, hành động này của người sử dụng lao động bị cấm hoàn toàn, bất kể ý kiến của người lao động. Bộ luật lao động năm 2019 cho phép người lao động được thể hiện ý chí của mình, quyết định mình sẽ làm công việc hay không dựa trên nhận thức của bản thân.
Như vậy, Bộ luật lao động năm 2019 đã có một số thay đổi tích cực trong quy định về người lao động là người khuyết tật. Chủ yếu những sự thay đổi này nhằm đảm bảo quyền lợi và tự do ý chí của người lao động là người khuyết tật.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh