2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Người lao động nữ có thể quay lại làm việc sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản nhưng cũng có thể quay lại làm việc trước khi kết thúc thòi gian nghỉ thai sản, tuy phải đáp ứng một số điều kiện. Vậy, người lao động nữ quay lại làm việc sau khi nghỉ thai sản, trong khi nghỉ thai sản như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày vấn đề này.
- Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014);
- Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 (Bộ luật Lao động năm 2019).
Lao động nữ là một trong các loại lao động đặc thù hiện nay. Lao động nữ được hiểu là người lao động có giới tính nữ, từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Đối tượng lao động nữ có các đăcj điểm riêng như:
Thứ nhất, thông thường lao động nữ có sức khỏe yếu hơn so với lao động nam. Lao động nữ là người lao động có đặc điểm sinh học nữ, cấu tạo thể chất yếu hơn so với lao động nam về cơ bắp, sức bền,...Vì vậy những công việc đòi hỏi hao phí sức lao động với cường độ cao, nặng nhọc, môi trường độc hại, nguyên hiểm lao động nữ thường khó đáp ứng được yêu cầu so với lao động nam.
Thứ hai, lao động nữ phải đảm nhiệm thiên chức làm mẹ và làm vợ. Song song với nghĩa vụ lao động cống hiến cho xã hội, lao động nữ còn phải gánh vác, chăm sóc cho gia đình. Bởi vậy họ cần có sự bố trí về thời gian phù hợp. Lao động nữ cũng cần thời gian cho việc sinh đẻ và nuôi dạy con bởi vậy mà họ thường phải chịu áp lực trong cơ hội tuyển dụng và sử dụng lao động cũng như việc phát triển và nâng cao năng lực.
Thứ ba, lao động nữ chịu ảnh hưởng về sự bất bình đằng giới trong lao động. Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải đối mặt với sự ngược đãi, hạn chế về học tập, phát triển bản thân.
Theo đó, đối với các đặc điểm này, lao động nữ nói chung hay lao động nữ mang thai nói riêng cần sự điều chinh của quy định pháp luật nhằm thực hiện quyền bình đẳng trong lao động, từ đó phát huy được nguồn lực lao động tiềm năng này.
Hiện nay, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động của xã hội. Họ tham gia lao động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống và có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Bên cạnh cuộc sống lao động, họ còn thực hiện thiên chức làm mẹ. Hầu hết lao động nữ đều trải qua thời kỳ mang thai, sinh đẻ. Trong thời gian đó, họ phải nghỉ việc, không có lương, đồng thời chi phí tăng thêm do sức khỏe suy giảm và có thêm thành viên mới nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống bản thân họ và gia đình. Nhằm góp phần bảo vệ lao động nữ và trẻ sơ sinh, pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam đều có các chính sách xã hội phù hợp, trong đó có chính sách về bảo hiểm thai sản, Cũng như các chính sách xã hội khác, bảo hiểm thai sản vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội. Trong các quy định riêng về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, bảo hiểm thai sản được coi là chế độ bảo hiểm đặc thù và được xuất hiện từ rất sớm.
Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, có thể hiểu chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm tổng hợp các quy định của Nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai. So với các chế độ bảo hiểm bắt buộc khác, đối tượng hưởng bảo hiểm thai sản ở nước ta chủ yếu là lao động nữ. Thông thường lao động nam chỉ hưởng chế độ thai sản khi nuôi con nuôi sơ sinh hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai.
- Đối với bản thân và gia đình người lao động, chế độ bảo hiểm thai sản là cơ sở để người lao động, đặc biệt là lao động nữ nghỉ việc mà vẫn được đảm bảo cuộc sống. Với thời gian nghỉ việc và khoản bù đắp thu nhập từ quỹ bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ sớm ổn định và phục hồi sức khoẻ; con sơ sinh được chăm sóc tốt hơn; kinh tế gia đình vì thế cũng được ổn định hơn. Hơn nữa, do được đảm bảo việc làm và thu nhập sau thời gian nghỉ thai sản sẽ giúp người lao động yên tâm thực hiện thiên chức của mình. Vì thế, bảo hiểm thai sản góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sự phát triển của mỗi gia đình, từ đó góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngoài ra, chế độ bảo hiểm thai sản tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội cũng như đảm bảo việc làm cho người lao động sau thời gian nghỉ thai sản. Nếu các đơn vị sử dụng lao động thực hiện tốt các vấn đề này sẽ là yếu tố để thu hút lao động, kích thích sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh. Từ đó, cùng với nhà nước kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Đối với nhà nước, chế độ bảo hiểm hai sản không chỉ có ý nghĩa trước mắt là đảm bảo ổn định thu nhập, việc làm, sức khỏe cho người lao động khi thực hiện quyền được làm cha, làm mẹ góp phần đảm bảo bình đẳng giới và an sinh xã hội. Từ đó về mặt lâu dài là thúc đẩy sự phát triển bền vững về dân số, chất lượng lao động, thế hệ tương laia cho đất nước.
Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ là cơ sở pháp lý mà người lao động khi thai sản được nghỉ việc hưởng trợ cấp. Nếu không có đầy đủ các điều kiện này thì người lao động không được hưởng các chế độ thai sản. Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng chế độ thai sản gồm:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội."
Vậy điều kiện chung để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý phải là người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội, đã phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động nữ có thời gian nghỉ thai sản. Sau thời gian nghỉ thai sản nếu người lao động nữ nhận thấy mình chưa đủ sức khỏe, thời gian và tinh thần để thực hiện công việc thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (Theo Khoản 3 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019). Trường hợp sau khi sinh con, con dưới 02 tháng của người lao động bị chết, thì người lao động nữ được nghỉ 04 tháng kể từ ngày sinh con, nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên thì nghỉ 02 tháng, quãng thời gian nghỉ chênh lệch với nghỉ thai sản không tính là nghỉ không hưởng lương (Theo Khoản 3 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014). Sau các quãng thời gian nghỉ này, người lao động nữ trở lại làm việc như bình thường. Khi quay trở lại làm việc, người lao động được đảm bảo như sau:
Người lao động nữ được đảm thực hiện đúng công việc mà mình đã làm mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản
Theo Điều 140 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được người sử dụng lao động đảm bảo công việc của mình và mức lương, quyền lợi tương ứng với mức trước khi người lao động được hưởng trước khi người lao động được nghỉ. Điều này còn được thể hiện trong quy định của pháp luật của lao động nghiêm cấm người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đang nghỉ thai sản (trừ trường hợp người sử dụng chấm dứt hoạt động, chấm dứt tồn tại). Pháp luật quy định về các trường hợp này để người sử dụng không lợi dụng thời kỳ thai sản của người lao động nữ để chèn ép, cho thôi việc đối với người lao động nữ, thể hiện sự bất bình đẳng trong môi trường làm việc.
Người lao động nữ được bố trí việc làm mới nếu việc làm cũ không còn, với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản
Cũng tại Điều 140 Bộ luật lao động năm 2019, người sử dụng lao động không thể lấy lý do việc làm đã không còn để cho thôi việc người lao động nữ vừa kết thúc nghỉ thai sản và nghỉ sau thai sản. Thay vào đó, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động một công việc với mức lương không thấp hơn mức lương của công việc cũ để người lao động làm việc ít nhất tới khi kết thúc hợp đồng.
Người lao động nữ được quay lại làm việc trước khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản, nghỉ sau khi nghỉ thai sản mà pháp luật quy định, nhưng phải đảm bảo các điều kiện nhất định (Theo quy định tại Khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 và Khoản 1 Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014):
Người lao động đã nghỉ hưởng chế độ thai sản (bao gồm nghỉ thai sản, nghỉ do con mới sinh bị chết) được ít nhất 04 tháng.
04 tháng này đảm bảo người lao động đã được phục hồi phần nào sức khỏe sau khi sinh con, trẻ em cũng cần từ 02 đến 04 tháng để thích nghi cơ bản với môi trường mà không cần có mẹ.
Có sự đồng ý của người sử dụng lao động về việc người lao động nữ quay lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý, điều hành người lao động, nên khi người lao động quay trở lại làm việc phải báo cho người sử dụng lao động. Nhưng người sử dụng lao động cũng phải cân nhắc về người lao động nữ quay trở lại làm việc sớm cho mình có đủ sức khỏe và khả năng gánh vác công việc không, do việc đồng ý cho người lao động tiếp tục làm việc có thể dẫn đến nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người lao động cũng như trật tự, an toàn chung của nơi làm việc và tiến trình thực hiện công việc chung tại nơi làm việc. Nếu người lao động gặp nguy hiểm về sức khỏe, người sử dụng lao động là chủ thể chịu trách nhiệm.
Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động
Đây là điều kiện tiên quyết cũng như là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định của người lao động. Người lao động nữ phải có xác nhận của cơ sở y tế, khám, chữa bệnh có thẩm quyền để đảm bảo rằng người này khi quay trở lại làm việc không bị nguy hại về sức khỏe. Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cũng phải chịu trách nhiệm nếu người lao động khi quay lại làm việc không đạt đủ các tiêu chuẩn sức khỏe như khi khám tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Khi đạt đủ điều kiện trên, người lao động nữ được quay trở lại làm việc. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 và Khoản 2 Điều 40 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng đồng thời tiền lương và mức hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định.
Như vậy, pháp luật về lao động tạo điều kiện tối đa cho người lao động nữ được nghỉ ngơi, chăm sóc cho sức khỏe bản thân cũng như cho người lao động nữ tự do tham gia lao động nếu đạt đủ yêu cầu về sức khỏe.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh