2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng cho người lao động trong quá trình người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. Vậy nguyên tắc bảo hiểm xã hội như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 41 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 05 nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
Không phải người lao động nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp rồi cũng sẽ thất nghiệp. Tỷ lệ người lao động thất nghiệp trong các năm gần đây giao động trong khoảng 2% đến 2,5% trên tổng số người lao động đang trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 là 2,48%, năm 2019 là 2,17%, theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV và năm 2020 của Tổng cục Thống kê. Do vậy, những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang chia sẻ rủi ro cho nhau. Người thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp dựa trên sự đóng góp của nhiều người khác không thất nghiệp. Theo cơ chế hoạt động này xã hội luôn phải đảm bảo số lượng người lao động thất nghiệp thấp nhất có thể, vì nếu có quá nhiều người thất nghiệp hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp không thể chi trả cho toàn bộ những người này.
Người lao động thông thường được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trong quá trình làm việc cho người sử dụng lao động. Do vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp dựa thu nhập của người lao động dựa trên công việc mà người lao động đang thực hiện, tức là tiền lương. Tiền lương của người lao động ở đây bao gồm lương theo công việc, chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, do đó số tiền lương này có thể không phải là lương làm việc thực tế của người lao động vì bao gồm cả phụ cấp và các khoản bổ sung.
Mức hưởng bảo hiểm phụ thuộc vào mức đóng bảo hiểm mà người sử dụng lao động đóng cho người lao động và thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Thông thường, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tháng, mỗi tháng người sử dụng lao động hoặc người lao động đóng dựa trên phần trăm tiền lương của người lao động, mức phần trăm trích tiền lương được quy định cụ thể trong Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp phụ thuộc vào thời gian mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, người lao động phải làm việc đủ số thời gian quy định, tức đóng đủ số tháng quy định thì mới có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Điều này dẫn đến việc sắp xếp, trình tự thủ tục đóng bảo hiểm thất nghiệp và nhận trợ cấp thất nghiệp tương đối đơn giản, nhanh chóng. Vì người lao động khi bị thất nghiệp tức là không có nguồn thu nhập nào để trang trải cuộc sống, khoản tiền trợ cấp thất nghiệp có ý nghĩa to lớn để những người này có thể chi trả sinh hoạt phí và các khoản phí cơ bản khác trong quá trình tìm công việc mới.
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quỹ được hạch toán độc lập và có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nguồn thu chính của quỹ bao gồm khoản tiền bảo hiểm mà người lao động đóng, người sử dụng lao động đóng cho người lao động, các khoản tiền sinh lời từ các hoạt đồng đầu tư. Các khoản hỗ trợ của Ngân sách nhà nước không phải là nguồn thu chính của quỹ này. Do có nhiều chủ thể đóng góp vào quỹ, vì thế mà quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý một cách tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, tránh trường hợp trục lợi từ tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Năm nguyên tắc trên đây thể hiện phần nào cơ chế hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cũng như mục đích của loại bảo hiểm này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh