Nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:59 (GMT+7)

Bài viết giải thích về nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân

Việc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân cũng có các nguyên tắc riêng để người lao động và người sử dụng lao động thực hiện. Đó là những nguyên tắc nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Theo Điều 7 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có 02 nguyên tắc bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất, chế tạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân được giao

Cả người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện: Do người sử dụng lao động là chủ thể trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, tức trên thực tế phương tiện bảo vệ cá nhân vẫn là tài sản của người sử dụng lao động, nên người lao động không được mang phương tiện bảo vệ cá nhân về sau khi thực hiện xong công việc tại nơi làm việc. Vì thế người sử dụng lao động phải bố trí nơi cất giữ, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân để khi người lao động đến nơi làm việc thì vẫn có thể tiếp tục sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Nơi cất giữ, bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản giúp phương tiện bảo vệ cá nhân không bị hoen gỉ, nhiễm độc, nhiễm khuẩn, giảm chất lượng, các phương tiện bảo vệ cá nhân phải được đặt gọn gàng, có ngăn cách, không để lộn xộn, gây nhầm lẫn.

- Người lao động có trách nhiệm giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân mà người sử dụng lao động giao: Người lao động được người sử dụng lao động giao phương tiện bảo vệ cá nhân như lại không có quyền sở hữu đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân này, nói cách khác người lao động không có quyền chiếm hữu, quyền định đoạt đối với phương tiện bảo vệ cá nhân do đây là tài sản của người sử dụng lao động. Vì nguyên nhân đó, người lao động phải giữ gìn phương tiện bảo vệ cá nhân.

2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân để sử dụng ở những nơi không đảm bảo vệ sinh, dễ gây nhiễm độc, nhiễm trùng, nhiễm phóng xạ thì sau khi sử dụng, người sử dụng lao động phải có các biện pháp làm sạch, khử độc, khử trùng, tẩy xạ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho người lao động, môi trường xung quanh và phải định kỳ kiểm tra

Một vài trong các yếu tố làm căn cứ để người sử dụng lao động trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động là: yếu tố sinh học xấu bao gồm (virut, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại; phân, nước, rác, cống rãnh hôi thối; các yếu tố sinh học độc hại khác); yếu tố vật lý xấu; bụi và hóa chất độc hại. Khi người lao động làm việc trong môi trường có các yếu tố này, phương tiện bảo vệ cá nhân trực tiếp tiếp xúc các yếu tố nguy hiểm đó thay người lao động, do đó rất dễ bị bẩn, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm phóng xạ,… Do vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành các biện pháp làm sạch, tẩy độc, tẩy xạ,… sau khi người lao động sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân xong, hoặc định kỳ theo quãng thời gian nhất định.

Như vậy, 02 nguyên tắc trên nhằm đảm bảo phương tiện bảo vệ cá nhân duy trì chất lượng trong quá trình người lao động sử dụng một cách lâu dài, không phản tác dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Luật Hoàng Anh

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư