2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
An toàn, vệ sinh lao động được Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 quy định nguyên tắc bảo đảm như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 5 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có 03 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động:
Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động chủ yếu hướng đến người lao động nói chung (bao gồm người lao động, người thử việc, người tập nghề, học nghề, người làm việc không theo hợp đồng, người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam, cán bộ, công chức, viên chức). Bản thân người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động cũng như các quan hệ khác tương tự với quan hệ lao động luôn cần được đảm bảo về điều kiện làm việc, môi trường làm việc phù hợp, do người lao động (nói chung) là những chủ thể trực tiếp tham gia vào thực hiện các công việc lao động, chịu các rủi ro về thể chất, tinh thần trong quá trình thực hiện công việc, do đó đây là những chủ thể duy nhất có nguy cơ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên nhằm đảm bảo quyền của người lao động về điều kiện làm việc, môi trường làm việc an toàn, vệ sinh.
Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 cùng với Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và các văn bản quy phạm khác quy định rất chặt chẽ về các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn để đảm bảo người lao động được an toàn khi thực hiện công việc, các nghĩa vụ, quyền hạn đảm bảo an toàn cho người lao động tại nơi làm việc,… Những chủ thể là đối tượng áp dụng của các văn bản quy phạm pháp luật này có trách nhiệm tuân thủ pháp luật về các vấn đề được các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Đối với các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, trong đó có các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm (tạo ra các tiêu chuẩn an toàn, huấn luyện người lao động thực hiện công việc và sử dụng thiết bị đúng cách,…), các biện pháp làm giảm thiểu thiệt hại, rủi ro cho người lao động (như tham gia bảo hiểm),… Giữa các biện pháp này, luôn phải ưu tiên các biện pháp mang tính phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm để tránh các thiệt hại cho người lao động, chứ không phải giảm thiểu thiệt hại nếu tai nạn, bệnh nghề nghiệp xảy ra vì dù các biện pháp giảm thiểu thiệt hại rất có ích nhưng không thể dự báo trước mức độ thiệt hại, rủi ro người lao động phải gánh chịu nếu không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với người sử dụng lao động, khi xây dựng nội quy lao động, quy chế làm việc thì đều phải có ý kiến tham khảo của tổ chức đại diện tại cơ sở (trước đây theo Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 chỉ có một tổ chức đại diện người lao động duy nhất của người lao động là Công đoàn, nhưng hiện nay có thể có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, các tổ chức này có các quyền tương tự như Công đoàn cơ sở). Đối với cơ quan có thẩm quyền thực hiện xây dựng chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động thì cũng phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động để đảm bảo cả quyền lẫn nghĩa vụ cho người sử dụng lao động và người lao động do đây là 02 chủ thể đại diện cho người lao động và người sử dụng lao động, mang tiếng nói và vì lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh