2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc kiểm soát các yếu tố độc hại, nguy hiểm tại nơi làm việc cũng có các nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này là gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 3 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, có 06 nguyên tắc kiểm soát các yếu tố độc hại, nguy hiểm tại nơi làm việc.
Người sử dụng lao động phải thực hiện các hoạt động theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau:
- Phân công một bộ phận người thực hiện công tác theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc.
- Thực hiện việc giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại theo tổ, đội, xưởng, không thực hiện theo dõi, giám sát tổng quan mà thực hiện theo từng bộ phận nhỏ tại nơi làm việc, để tránh bỏ sót các yếu tố nguy hiểm, có hại.
- Từ việc theo dõi, giám sát các yếu tố ngày, người sử dụng lao động lên kế hoạch, phương án nhằm làm giảm, triệt tiêu các yếu tố này hoặc phòng tránh tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Hoạt động theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm một cách thường xuyên giúp người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm quản lý của mình đối với người lao động, có dự liệu cho các hoạt động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, phòng tránh các nguy cơ gây ảnh hưởng đến người lao động và môi trường làm việc mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động.
Như đã nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm phân công một bộ phận, hoặc một người chịu trách nhiệm về kiểm soát yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc. Những người này thực hiện nhiệm vụ này theo chế độ kiêm nhiệm. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nơi có số lượng lớn người lao động, người sử dụng lao động phải sắp xếp trong từng tổ, đội, xưởng để thuận tiện cho việc theo dõi, giám sát. Những người, bộ phận này có trách nhiệm báo cáo cho người sử dụng lao động về kết quả của hoạt động theo dõi, giám sát về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, cũng như thay người sử dụng lao động thực hiện các trách nhiệm khác liên quan đến theo dõi, giám sát, quản lý người lao động liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.
Hồ sơ này do người sử dụng lao động lập nên dựa trên các thông tin từ người thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động. Nội dung của hồ sơ này bao gồm: Xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động tại nơi làm việc; mục tiêu và biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động; triển khai và đánh giá kết quả phòng, chống yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động qua các năm.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ về kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động phù hợp để phòng chống các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Ngoài ra, hồ sơ này còn là chứng cứ chứng minh hoạt động theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người sử dụng lao động với cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng cần hồ sơ này để thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với người sử dụng lao động và người lao động.
Hoạt động kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động đều phải có kết quả. Người thực hiện nhiệm vụ theo dõi, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phải báo cáo kết quả cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải thông báo công khai kết quả kiểm soát cho người lao động và các chủ thể liên quan khác, để người lao động nắm được thông tin và thực hiện các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu người sử dụng lao động không công khai các thông tin thu thập được trong quá trình theo dõi, giám sát, thì hoạt động này không còn ý nghĩa và mục đích thực hiện nữa.
Giống như các hoạt động giám sát khác của người sử dụng lao động, việc theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc cũng cần phải có quy trình rõ ràng. Các bước trong quy trình phải đảm bảo tính chất khách quan và công khai đến người lao động và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý. Quy trình này được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, bao gồm các công tác kiểm tra điều kiện làm việc, sức khỏe, mức độ tổn hại đến sức khỏe của người lao động, công tác đánh giá thông tin thu thập được, xây dựng các biện pháp và thực hiện các biện pháp…
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh