2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Theo Khoản 1 Điều 30 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 04 nguyên tắc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia:
Thứ nhất, người lao động có thể không đăng ký đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, việc đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không phải hoạt động bắt buộc mà người lao động nào cũng phải thực hiện, trừ trường hợp công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của cá nhân người lao động và cộng đồng. Tuy nhiên, nếu được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi tham dự đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, người lao động có thể có nhiều cơ hội việc làm cũng như được hưởng chế độ tiền lương tốt hơn từ người lao động so với người lao động không có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
Thứ hai, người lao động có thể lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia để tham dự đánh giá. Có nhiều tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động, do vậy người lao động có thể lựa chọn tổ chức phù hợp với chuyên môn nghề, điều kiện cơ sở vật chất mà người lao động mong muốn.
Thứ ba, người lao động có thể lựa chọn phương thức đăng ký đánh giá kỹ năng nghề, là trực tiếp đăng ký tại trụ sở của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề hoặc đăng ký trực tuyến trên trang thông tin riêng của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia được quy định kèm theo Quyết định số 895/QĐ-LĐTBXH ngày 30/07/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Các tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia bao gồm các:
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề công nghệ sửa chữa ô tô
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề mộc dân dụng
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề mộc nội thất
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề chế biến và bảo quản hải sản
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề quản trị khách sạn
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề tiện vạn năng
- Tiêu chuẩn đăng ký nghề quốc gia nghề vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt
Điều kiện đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, được quy theo các bậc: Bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5, bậc 6. Mỗi bậc có một mức đánh giá riêng. Theo Điều 11 Nghị định số 31/2015/NĐ-CP ngày 24/03/2015 của Chính phủ, các trình độ kỹ năng nghề có tăng cao hơn qua từng bậc từ 1 đến 6.
Hoạt động đánh giá được thực hiện bởi (những) người trực tiếp thực hiện đánh giá kỹ năng nghề cho người lao động, người lao động, người này phải thực hiện đánh giá một cách khách quan, công bằng, minh bạch, dưới sự giám sát thông qua các thiết bị quan sát, giám sát của tổ chức đánh giá kỹ năng nghề.
Theo Khoản 2 Điều 30 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 03 nội dung đánh giá kỹ năng nghề quốc gia:
Việc đánh giá thông kiến thức chuyên môn, kỹ thuật được thực hiện qua các bài thi, bài kiểm tra lý thuyết kiến thức chuyên môn, kỹ thuật. Mỗi ngành nghề có các phần kiến thức chuyên môn khác nhau, đồng thời mỗi bậc thì kiến thức chuyên môn có sự nâng cao phù hợp với trình độ của bậc đó.
Các kỹ năng thực hành công việc được đánh giá thông qua thao tác nghề, kỹ năng sử dụng các thiết bị mà người lao động thể hiện trong phần kiểm tra thực hành. Tương tự như với phần kiến thức, chuyên môn kỹ thuật, các ngành nghề khác nhau thì phần thực hành cũng như trang thiết bị thực hành khác nhau, bậc khác nhau thì mức độ khó của bài thi thực hành cũng công việc cũng khác nhau.
Kiến thức về quy trình an toàn, vệ sinh lao động được đưa vào cả phần thi lý thuyết và thực hành, cùng với các kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hiện công việc, nhằm đảm bảo người lao động có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động cũng như có khả năng giải quyết các tình huống mất an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh