2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dựa trên 04 hoạt động sau:
Việc phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan được thực hiện bởi người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và người làm công tác y tế, bao gồm các công việc mang tính chuyên môn về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và kỹ thuật y tế như kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở nhằm thực hiện các công tác kiểm tra, đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Đoàn kiểm tra này chắc chắn có sự tham gia của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (phụ trách về các yếu tố nguy hiểm) và người làm công tác y tế (phụ trách các yếu tố có hại) cùng với các thành viên khác như người đại diện của Công đoàn cơ sở, người lao động, người được người sử dụng lao động thuê để thực hiện các công tác kỹ thuật, đại diện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Các hoạt động kiểm tra thực tế bao gồm kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra sức khỏe người lao động.
Công tác kiểm tra các yếu tố khách quan không trùng khớp với công tác khảo sát người lao động, để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, đánh giá chung của người làm nhiệm vụ cũng như người sử dụng lao động. Sở dĩ phải khảo sát người lao động do người lao động là chủ thể trực tiếp tiếp xúc với các mối nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc. Tuy dưới góc độ của người lao động, các đánh giá về các yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể không khách quan và có căn cứ so với các đánh giá khách quan về điều kiện, quy trình lao động do người thực hiện nhiệm vụ tự mình kiểm tra, nhưng người lao động là chủ thể làm việc thường xuyên, liên tục tại nơi làm việc, nên có thể phát hiện ra các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn mà hoạt động kiểm tra của người sử dụng lao động có thể bỏ sót.
Khảo sát người lao động là một phần độc lập, hoạt động này có thể được thực hiện đồng thời, trước hoặc sau khi thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, nghiên cứu khách quan về điều kiện, quy trình lao động.
Đây là các tài liệu thu thập được trong quá trình quản lý an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và các chủ thể có thẩm quyền quản lý an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. Ví dụ: Biên bản Điều tra tai nạn lao động được lập ra như một kết quả của hoạt động Điều tra tai nạn lao động khi có tai nạn xảy ra tại cơ sở. Số liệu quan trắc môi trường là kết quả của hoạt động quan trắc môi trường của người sự dụng lao động, kết quả khám sức khỏe định kỳ do bộ phận y tế quản lý và lưu trữ, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được lập bởi thanh tra viên tham gia thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Về cơ bản, người sử dụng lao động không thể tự mình thực hiện hoạt động này, vì việc phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả cần nhiều chủ thể tham gia để giảm tính chủ quan trong quyết định của người sử dụng lao động. Vì vậy, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và người làm công tác y tế thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho người sử dụng lao động thực hiện hoạt động này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh