2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại là hoạt động quan trọng cần được thực hiện tại nơi làm việc của người lao động. Vậy, nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại là một phần (phần đầu) trong quy trình theo dõi, kiểm soát người. Công tác nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình theo dõi, giám sát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, vì đây là bước đầu tiên trong hoạt động này, hay còn gọi là giai đoạn thu thập thông tin thực tiễn, khách quan liên quan đến nội dung theo dõi, giám sát. Đây cũng là giai đoạn đòi hỏi trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao từ những người thực hiện công tác này khi phải trực tiếp kiểm tra, xác định các vấn đề, yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
Theo Điều 5 Nghị định số Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, việc nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại bao gồm 02 nội dung chủ yếu:
Người thực hiện nhiệm vụ nhận diện, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phải trực tiếp đến nơi làm việc của người lao động, kiểm tra điều kiện lao động bao gồm các yếu tố liên quan đến các trang thiết bị, cơ sở vật chất tại nơi làm việc, tiếng ồn, bụi, phóng xạ, nhiệt độ, độ ẩm, môi trường kín hay thoáng, hơi khí, vi trùng, vi khuẩn sinh học,… Trong khi đó, các quy trình liên quan gồm các quy trình làm việc, sử dụng máy móc, thiết bị,… Để nhận diện, người làm nhiệm vụ thực hiện kiểm tra các yếu tố vật lý, sinh học, hóa học, hoạt động làm việc của người lao động, và các yếu tố khác tại nơi làm việc một cách khách quan, không dựa trên ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động trong hoạt động kiểm tra điều kiện, quy trình lao động.
Hoạt động này có thể được thực hiện một cách cảm quan (bằng các giác quan thông thường thông qua các bộ phận như mắt, mũi, tay,…), nhưng nếu không thể nhận diện, đánh giá đầy đủ, chính xác bằng cảm quan thì phải sử dụng máy, thiết bị phù hợp để đo, kiểm các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại được xác định thông qua hoạt động này.
Đây là nội dung khác biệt so với nội dung trên, công tác kiểm tra các yếu tố khách quan không trùng khớp với công tác khảo sát người lao động, để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, đánh giá chung của người làm nhiệm vụ cũng như người sử dụng lao động. Sở dĩ phải khảo sát người lao động do người lao động là chủ thể trực tiếp tiếp xúc với các mối nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc. Tuy dưới góc độ của người lao động, các đánh giá về các yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể không khách quan và có căn cứ so với các đánh giá khách quan về điều kiện, quy trình lao động do người thực hiện nhiệm vụ tự mình kiểm tra, nhưng người lao động là chủ thể làm việc thường xuyên, liên tục tại nơi làm việc, nên có thể phát hiện ra các yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn mà hoạt động kiểm tra của người sử dụng lao động có thể bỏ sót.
Khảo sát người lao động là một phần độc lập, hoạt động này có thể được thực hiện đồng thời, trước hoặc sau khi thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra, nghiên cứu khách quan về điều kiện, quy trình lao động.
Từ 02 nội dung trên, người thực hiện nhiệm vụ theo dõi, khảo sát tổng hợp để xây dựng kết quả phù hợp với các thông số, số liệu thu thập được.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh