2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 3 Điều 76 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động có 05 nội dung chủ yếu như sau:
Các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ được người sử dụng lao động xây dựng dưới sự tham mưu của bộ phận an toàn, vệ sinh lao động (người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động) và ý kiến của an toàn, vệ sinh viên trong mạng lưới an toàn, vệ sinh viên tại cơ sở. Các biện pháp kỹ thuật này cũng là một trong các kết quả cuối cùng của hoạt động đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc.
Có nhiều biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ, ví dụ như:
- Lắp đặt các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại các địa điểm dễ nhìn thấy, dễ sử dụng cho người lao động
- Thay thế hoặc giám bớt các khâu nguy hiểm trong quy trình sản xuất
- Lắp đặt các loại máy móc, thiết bị mới đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động
- Đặt các biển, bảng hướng dẫn cho người lao động về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, lắp đặt tín hiệu, báo hiệu chỉ dẫn người lao động trong trường hợp nguy hiểm, có cháy, nổ
…
Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống các yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động cũng là một trong các kết quả cuối cùng mà người sử dụng lao động hướng khi tổ chức hoạt động đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, dưới sự tham mưu của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động điển hình như:
- Lắp đặt các thiết bị chống bụi, chống tiếng ồn, chống rung
- Bố trí hệ thống chiếu sáng hợp lý
…
Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang cấp trang thiết bị cho người sử dụng lao động, do vậy một trong các nội dung quan trọng của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm là trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Các phương tiện này phải phù hợp với hoạt động sản xuất, lao động của người lao động cũng như nhu cầu, khả năng sử dụng của người lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng phải tính toán số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như giá thành, chất lượng của các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Các hoạt động chăm sóc sức khỏe của người lao động tại cơ sở lao động bao gồm các hoạt động khám sức khỏe định kỳ tại nơi làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, các hoạt động sơ cứu, cấp cứu, hướng dẫn người lao động thực hiện các hoạt động sơ cứu, cấp cứu,… hầu hết các hoạt động này đều phải được thực hiện bởi người làm công tác y tế, bộ phận y tế tại cơ sở lao động.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện được thực hiện bởi người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên cùng sự hỗ trợ của Công đoàn, tuy nhiên cần có kế hoạch thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động từ người sử dụng lao động để phân công các bộ phận thực hiện thông tin, tuyên truyền, phụ trách nội dung thông tin, tuyên truyền các lĩnh vực cho người lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh