2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 17 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ, có 06 nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, thì nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cũng có sự khác biệt dựa trên mục đích huấn luyện của từng nhóm đối tượng. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với nhóm đối tượng thứ 06: An toàn, vệ sinh viên.
An toàn, vệ sinh viên không phải những người làm công việc chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động. Theo Khoản 1 Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, an toàn, vệ sinh viên là những người thực hiện công tác đôn đốc, giám sát an toàn, vệ sinh lao động theo cơ chế kiêm nhiệm tại nơi làm việc. Những người này là người lao động ở các tổ sản xuất, kinh doanh và được lựa chọn để thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, tham gia thực hiện nhiệm vụ theo mạng lưới an toàn, vệ sinh viên được Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chấp thuận. Có thể nói các chủ thể này không hoàn toàn có chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn, vệ sinh lao động nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thực hiện an toàn, vệ sinh lao động của người lao động tại cơ sở làm việc, vì trực tiếp đôn đốc, giám sát cũng như bản thân những chủ thể này cũng là người lao động, thấu hiểu các mong muốn cũng như thiếu sót trong hiểu biết của người lao động.
Đối với nhóm đối tượng này, theo Khoản 6 Điều 18 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, nội dung huấn luyện như sau:
Các nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Quy định pháp luật, chính sách về an toàn, vệ sinh lao động: Các quy định cơ bản bao gồm quyền, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, chế độ cho người lao động liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động. An toàn, vệ sinh viên phải nắm rõ những điều này nhằm đảm bảo không thực hiện quá quyền hạn của mình cũng như hướng dẫn những người lao động khác thực hiện đúng quy định của pháp luật.
- Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại cho người lao động: Đây là nội dung cơ bản mà hầu hết các chủ thể tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đều được tập huấn. Bản thân an toàn, vệ sinh viên là người lao động, và cũng cùng với những người lao động khác trực tiếp tham gia lao động, vì vậy cũng trực tiếp tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm. Việc nhận thức được các yếu tố này giúp an toàn, vệ sinh viên có thể đôn đốc, giám sát người lao động đúng cách, khi phát hiện ra có nguy hiểm có thể xử lý tình huống kịp thời.
- Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên: Đây là nội dung quan trọng đối với an toàn, vệ sinh viên, vì những chủ thể này cần được trao chức năng, nhiệm vụ rõ ràng để thực hiện, tránh trường hợp không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ dẫn đến lạm quyền, hoặc không thực hiện nhiệm vụ.
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh: Đối với từng ngành khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau trong an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh lao động cũng cần nắm được những điều này để áp dụng trong thực tế tại nơi làm việc.
- Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp: Đây là những nội dung mà an toàn, vệ sinh lao động phải thực hiện hướng dẫn cho người lao động, nên các chủ thể này phải nắm rõ, có hiểu biết nhất định về các nội dung này, vừa để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, vừa đảm bảo nâng cao độ phổ biến của các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Các nội dung này bao gồm:
- Nguyên tắc tổ chức, tiêu chuẩn của an toàn, vệ sinh viên: Hoạt động dưới sự quản lý của Ban chấp hành Công đoàn và người sử dụng lao động, thực hiện nhiệm vụ theo mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
- Quyền, nghĩa vụ khi hoạt động dưới mạng lưới an toàn, vệ sinh viên: Được học tập, bồi dưỡng, hưởng các chế độ của an toàn, vệ sinh viên nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như đôn đốc, giám sát, kiến nghị, báo cáo trong các trường hợp khác nhau.
- Phương pháp, chế độ, nội dung sinh hoạt mạng lưới an toàn, vệ sinh lao động
Các nội dung này được pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động quy định tương đối rõ ràng, tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 và các văn bản liên quan. Dựa trên các quy định này, hoạt động huấn luyện cung cấp cho an toàn, vệ sinh viên thêm các thông tin, kỹ năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Như vậy, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh viên không mang tính nghiệp vụ cao nhưng vẫn đảm bảo các kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ cho các hoạt động của nhóm đối tượng này.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh