2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 17 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ, có 06 nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, thì nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cũng có sự khác biệt dựa trên mục đích huấn luyện của từng nhóm đối tượng. Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của nhóm thứ nhất: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở, người có nhiệm vụ quản lý.
Nhóm đối tượng số 1 tham gia vào huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động. Những đối tượng này được coi là các chủ thể thay người sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm quản lý, giám sát, điều hành người lao động cũng như đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thông qua các chính sách, kế hoạch xây dựng về vấn đề này. Các chủ thể này có thể không trực tiếp tiếp xúc với người lao động nhưng làm công việc ở trong phạm trù quản lý chung, nên các hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động cũng cần phải được hướng dẫn, tập huấn một cách khái quát và mang tính quản lý. Theo Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, những nội dung huấn luyện cho người thuộc nhóm 01 bao gồm:
Đây là các nội dung cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng ở nhóm 01 vì những người này cần thực hiện các công tác xây dựng văn bản, quy định về an toàn, vệ sinh lao động, cũng như chỉ đạo các cấp dưới thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động do người sử dụng lao động ban hành cũng như pháp luật quy định.
Về mức độ nhận thức mà hoạt động huấn luyện hướng đến, các đối tượng của nhóm 01 không cần phải hiểu chuyên sâu về hệ thống chính sách, quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mà chỉ cần nắm vững các quy định cũng như hiểu để áp dụng chính xác.
Các nghiệp vụ này không phải là các nghiệp vụ mang tính chuyên môn cao, do nhóm đối tượng này không phải thực hiện công việc mang tính chuyên môn và an toàn, vệ sinh lao động mà chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý cũng như chỉ đạo. Vì vậy các nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động cho nhóm 1 cũng chỉ bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Đây đều là các công tác chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, khả năng của các chủ thể thuộc nhóm 1, đồng thời cũng đảm bảo mục đích huấn luyện cho nhóm người này là thực hiện quản lý chung về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh