2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Khoản 2 Điều 91 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2019, có 07 nội dung phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động giữa các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Mỗi cơ quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành Danh mục máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ thực hiện quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo lĩnh vực có trách nhiệm phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá phân công quản lý đối với các loại máy móc này về an toàn, vệ sinh lao động.
Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động được xây dựng bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, phối hợp cùng các Bộ, ngành khác có quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong phạm vi lĩnh vực của mình. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, báo cáo của các Bộ, ngành, đánh giá hoạt động thực hiện an toàn, vệ sinh lao động ở từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trên thực tế, rồi trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đối với hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động được xây dựng qua các năm dựa vào các thông tin được thu thập từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, báo cáo từ các Bộ, ngành khác có trách nhiệm quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.
Hoạt động điều tra về an toàn, vệ sinh lao động thông thường được thực hiện bởi cơ quan quản lý về lao động, tuy nhiên, đối với trường hợp điều tra chuyên ngành do các cơ quan quản lý chuyên ngành tổ chức điều tra. Trong trường hợp điều tra an toàn, vệ sinh lao động cấp trung ương, có sự đại diện tham gia của nhiều cơ quan quản lý về an toàn, vệ sinh lao động như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ tế,…
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện có sự tham gia của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, điển hình như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn, vệ sinh lao động cũng như xử lý pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi phát hiện có vi phạm. Nếu phát hiện có dấu hiệu của hành vi khách quan là dấu hiệu của tội phạm, các cơ quan này tiến hành báo với cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự.
Tiêu chí khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động ở từng địa phương (cấp tỉnh) có sự khác nhau do các yếu tố khách quan như kinh tế, chính trị, xã hội. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành tổ chức hoạt động khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động thông qua Thông tư số 08/2019/TT-BLĐTBXH ngày 08/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện bởi sự phối hợp giữa nhiều Bộ, ngành, từ cơ quan địa phương đến trung ương. Cơ quan quản lý về lao động có trách nhiệm tổ chức bộ phận nghiên cứu về an toàn, vệ sinh lao động như Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động, các cơ quan khác cũng có trách nhiệm hỗ trợ tổ chức các hoạt động kêu gọi, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh