2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo Điều 6 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 06 nội dung quản lý Nhà nước về việc làm.
Các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm điển hình bao gồm:
- Văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành (ví dụ: Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019)
- Văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành (ví dụ: Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành (ví dụ: Thông tư số 56/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về quy định hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia)
Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về việc làm có sự tham gia của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau, điển hình như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào Tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng phối hợp với các chủ thể khác như tổ chức chính trị (Đảng Cộng sản Việt Nam), tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam), tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp (Hội Luật gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội nhạc sĩ Việt Nam), tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Đoàn Luật sư, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam,…), người sử dụng lao động để tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm.
Các cơ quan Nhà nước, đặc biệt Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đồng thời phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác (các Bộ, ngành khác) thực hiện xây dựng tiêu chuẩn cấp chứng chỉ nghề quốc gia. Các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp được xây dựng bởi cơ quan quản lý về bảo hiểm xã hội để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế.
Cơ quan quản lý về lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý tổ chưc và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, đảm bảo các trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đạt đủ các tiêu chuẩn để hoạt động cũng như tác động tốt đến thị trường lao động, việc làm, tránh trường hợp thao túng thị trường lao động dựa trên các hoạt động dịch vụ việc làm.
Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ yếu được thực hiện bởi cơ quan quản lý về lao động, bảo hiểm xã hội. Đối với cơ quan quản lý về lao động, từ cấp tỉnh đến cấp trung ương đều có các cơ quan trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thúc đẩy hợp tác quốc tế về việc làm thông qua việc ký kết hợp tác về các vấn đề việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động Việt Nam ở nước ngoài, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh