2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cũng như các ngành khác, trong lĩnh vực lao động, việc giám sát, quản lý của Nhà nước không thể thiếu hoạt động thanh tra. Vậy, nội dung thanh tra lao động như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 114 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, có 06 nội dung thanh tra lao động bao gồm:
Việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ lao động (cá nhân hay tập thể). Chấp hành quy định của pháp luật về lao động thể hiện ở quá trình giao kết hợp đồng lao động, học nghề, thử nghề, thử việc, quá trình thực hiện các hợp đồng này của người sử dụng lao động và người sử dụng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, quan hệ lao động cá nhân, thành lập tổ chức đại diện người lao động, giải quyết tranh chấp lao động,... Hầu hết các vấn đề liên quan đến lao động thì Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 và các văn bản dưới luật đều đã có sự điều chỉnh ở phạm vi nhất định, do đó việc chấp hành quy định của pháp luật lao động là một trong những nội dung thanh tra hàng đầu.
Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2013 có các quy định chi tiết về các vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, môi trường làm việc, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động,… Người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện người lao động đều có trách nhiệm phải đảm bảo sự an toàn và vệ sinh cho nơi làm việc cũng như cho chính bản thân người lao động. Tai nạn lao động diễn ra có thể do sự vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động. Do đó, việc điều tra tai nạn lao động, vi phạm an toàn, vệ sinh lao động trở thành nội dung một trong các nội dung thanh tra lao động
Các quy chuẩn chung, quy trình kỹ thuật, điều kiện về lao động, an toàn, vệ sinh lao động được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật như Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2013 và văn bản dưới luật khác. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn về lao động như Bộ lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn này cho người sử dụng lao động và người lao động thực hiện, nhằm đảm bảo người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động thực hiện đúng phòng tránh các rủi ro trong môi trường làm việc bao gồm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…
Các chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Trong quá trình xây dựng, phát triển quan hệ lao động, các chủ thể này có thể phát hiện ra các vi phạm pháp luật của các chủ thể khác hoặc cơ quan quản lý lao động có quyết định, hành vi trái pháp luật, do đó các chủ thể này có quyền khiếu nại, tố cáo về lao động lên cơ quan có thẩm quyền quản lý dựa theo pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nội dung thanh tra về giải quyết các khiếu nại, tố cáo cũng do các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện.
Các cơ quan Nhà nước, đặc biệt cơ quan chuyên môn về lao động tại địa phương có quyền báo cáo, kiến nghị chủ thể có thẩm quyền khác xử lý vi phạm pháp luật về lao động. Việc các cấp, các cơ quan có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo đạt tối đa khả năng quản lý, điều hành, giám sát của cơ quan Nhà nước với các chủ thể trong lĩnh vực lao động.
Ví dụ: Trường hợp cuộc đình công có dấu hiệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, địa bàn nơi đình công, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đề nghị lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, đồng thời gửi báo cáo cho Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải đóng góp ý kiến cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định ngừng đình công.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh