2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nội dung hỗ trợ đào tạo đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ bao gồm:
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội có nhu cầu đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng đáp ứng điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề (Xem thêm: Điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?) thì được hỗ trợ 02 loại chi phí:
Chi phí đào tạo được hỗ trợ cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội là chi phí chỉ dành cho trình độ đào tạo sơ cấp với thời gian đào tạo 03 tháng, bao gồm:
- Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ
- Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo
- Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng
- Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống nông thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có kinh tế khó khăn
- Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo
- Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyện dụng (nếu có)
- Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động
- Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học
- Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có)
- Chi phí khác
Như vậy, không chỉ học phí, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội còn được hỗ trợ hầu hết các chi phí về học tập, đào tạo trong quá trình đào tạo 03 tháng. Đồng thời, các nội dung chi trả về đào tạo luôn được ưu tiên chi trả trước so với với chi tiền ăn, đi lại.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Điểm b, c Khoản 2 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ Tài chính, chi phí đi hỗ trợ tiền ăn, đi lại cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội bao gồm:
- Chi phí hỗ trợ tiền ăn: 30.000 Đồng/người/ngày thực học (không tính các ngày thực tế không học, nghỉ học đột xuất,…)
- Chi phí hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 Đồng/người/khóa trong trường hợp địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Trong trường hợp thanh niên là người khuyết tật, người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thì mức hỗ trợ đi lại là 300.000 Đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.
Quy định hỗ trợ về chi phí đào tạo, chi phí ăn, đi lại của thanh niên được áp dụng kể cả trong trường hợp thanh niên thôi học trước khi tốt nghiệp khóa học. Trong trường hợp này, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi thanh niên này theo học có trách nhiệm lập biên bản hoặc ban hành quyết định và quyết tpans chi phí hỗ trợ đào tạo, ăn, đi lại kể từ ngày khai giảng khóa học đến ngày thanh niên này thôi học.
Tuy nhiên, 02 chi phí hỗ trợ đào tạo, và tiền ăn, tiền đi lại có thể không được hỗ trợ 100% cho thanh niên trong trường hợp tổng chi hỗ trợ đào tạo và chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại vượt quá giá trị tối đa của Thẻ đào tạo nghề (được cấp cho thanh niên đủ điều kiện hỗ trợ đào tạo nghề và có giá trị bằng tối đa 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp) thì người học phải tự chi trả chi trả phần chênh lệch cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối với trường hợp chi hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại thấp hơn giá trị tối đa của Thẻ đào tạo nghề thì Ngân sách Nhà nước quyết toán số chi thực tế.
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thanh niên thuộc các trường hợp không phải đóng học phí, miễn học phí, giảm học phí tại Điều 6, 7 và 8 Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ thì được miễn, giảm học phí khi tham gia đào tạo nghề ở trình độ trung cấp, cao đẳng.
Theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng thì được vay vốn theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng với mức vay, hiện nay, mức vay dành cho sinh viên, học sinh, theo quy định tại Quyết định 853/QĐ-TTg ngày 03/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ, là tối đa 1.000.000 Đồng với mức lãi suất là 0,65% một tháng.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh