Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Việc làm năm 2013 như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:08 (GMT+7)

Bài viết giải thích về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Việc làm năm 2013

1. Phạm vi điều chỉnh

Theo Điều 1 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, phạm vi điều chỉnh của Luật Việc làm năm 2013 bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm

- Thông tin thị trường lao động

- Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia

- Tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm

- Bảo hiểm thất nghiệp

- Quản lý Nhà nước về việc làm

Đây đều là các vấn đề liên quan đến việc làm, ở tính vĩ mô hay vi mô, đều phải có sự tác động lớn từ phía Nhà nước đến các chủ thể chịu tác động từ các hoạt động liên quan đến việc làm như người lao động, người sử dụng lao động, người cung cấp dịch vụ liên quan đến việc làm và nhiều chủ thể khác.

2. Đối tượng áp dụng

Theo Điều 2 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, đối tượng áp dụng của Luật này là:

a. Người lao động

Người lao động, theo Khoản 1 Điều 3 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 được quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.

Quy định này tương đối khớp với quy định về người lao động của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, tuy nhiên cũng có sự khác biệt:

- Người lao động được quy định trong Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013 không nhất thiết là người lao động trong quan hệ lao động thông qua hợp đồng lao động, người lao động này có thể là người làm việc theo hợp đồng việc làm, hoặc cũng có thể là người làm việc không theo hợp đồng lao động (hay được gọi là người làm việc không có quan hệ lao động theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019).

- Người lao động được đánh giá về khả năng làm việc và nhu cầu làm việc. Điều này thể hiện tính tự nguyện tham gia vào quan hệ lao động, việc làm của người lao động ngay trong định nghĩa về người lao động.

b. Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động không được định nghĩa tại Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013. Tuy nhiên theo Khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, người sử dụng lao động là cá nhân (có năng lực hành vi dân sự), cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động cho mình theo thỏa thuận.

Đồng thời, trong Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, người lao động không được quy định rõ là người làm việc theo hợp đồng lao động hay không, suy ra người sử dụng lao động ở đây cũng không nhất thiết phải ở trong quan hệ lao động với người lao động (có thể là người tuyển dụng người làm việc không theo hợp đồng lao động).

c. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm

Nhóm các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm điển hình như:

- Cơ quan quản lý Nhà nước, cá nhân có thẩm quyền quản lý các vấn đề liên quan đến việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, dịch vụ cung cấp việc làm, thị trường lao động, việc làm,…

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh các dịch vụ việc làm

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư