Theo Điều 29 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ, hoạt động thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm của doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh phụ thuộc vào chủ thể quản lý nguồn vốn của dự án.
Theo Khoản 1 Điều 29 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ, trình tự thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn được thực hiện như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án phê duyệt.
Theo đó, quá trình thực hiện công tác thẩm định thuộc về thẩm quyền của Ngân hàng chính sách xã hội địa phương. Việc thẩm định phải được tiến hành nhanh không chỉ để trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu của người nộp hồ sơ vay vốn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Ngân hàng chính sách xã hội địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt. Tại đây có 02 trường hợp có thể xảy ra:
- Trường hợp hồ sơ được phê duyệt (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt), người nộp hồ sơ được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
- Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt, tức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không phê duyệt thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do gửi xuống Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông báo cho người vay.
Theo Khoản 2 Điều 29 Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ, trình tự thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn được thực hiện như sau:
Trong 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định và trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ được gửi đến bởi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt hồ sơ vay vốn. Ví dụ: Dự án có nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý là Công đoàn, thì thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình là Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh. Khi đó xảy ra 02 trường hợp:
- Trường hợp hồ sơ được phê duyệt, tức Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình ra quyết định phê duyệt, người nộp hồ sơ được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
- Trường hợp hồ sơ không được phê duyệt, tức Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình không phê duyệt thì Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do gửi xuống Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương thông báo cho người vay.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Lao động 15/07/2021
Bài viết giải thích về đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
Hỏi đáp luật Lao động 15/07/2021
Bài viết giải thích về điều kiện vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
Hỏi đáp luật Lao động 15/07/2021
Bài viết giải thích về việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn
Hỏi đáp luật Lao động 15/07/2021
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn
Tìm kiếm nhiều