Quỹ quốc gia về việc làm là khoản tài chính dự trữ của quốc gia để giải quyết và hỗ trợ việc làm. Vậy Quỹ quốc gia về việc làm có các nguồn hình thành như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 11 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, có 03 nguồn hình thành Quỹ quốc gia về việc làm, bao gồm:
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Theo Khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015)
Ngân sách Nhà nước là nguồn hình thành chính của Quỹ quốc gia về việc làm, đóng góp phần lớn vào việc hình thành Quỹ quốc gia về việc làm. Điều này thể hiện rằng Nhà nước là chủ thể có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành của Quỹ quốc gia về việc làm, cũng như trách nhiệm của Nhà nước đối với Quỹ này rất lớn.
Các nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bao gồm:
- Nguồn hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam
- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ
- Nguồn hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài
Các nguồn hỗ trợ này là các nguồn hỗ trợ không thường xuyên cho Quỹ quốc gia về việc làm do các khoản tiền mà cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ không thể được đưa vào Quỹ định kỳ và thường xuyên như nguồn thu từ Ngân sách Nhà nước. Cũng chính vì vậy, đây không được coi là nguồn hình thành chính của Quỹ quốc gia về việc làm.
Các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác bao gồm các nguồn thu ngoài các nguồn hỗ trợ của Nhà nước và các cá nhân, tổ chức như nguồn thu từ hoạt động đầu tư, kinh doanh từ khoản tiền đã có sẵn trong Quỹ quốc gia về việc làm. Cũng giống như nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn hợp pháp khác là các nguồn phát sinh và không định kỳ, thường xuyên đối với Quỹ quốc gia về việc làm.
Ví dụ: Trích 2 tỷ Đồng trong Quỹ quốc gia về việc làm để đầu tư dự án phát triển khoa học, kỹ thuật. Từ dự án này, Quỹ quốc gia về việc làm thu được 1 tỷ Đồng. 1 tỷ Đồng này được coi là nguồn hợp pháp khác.
Như vậy, trong 03 nguồn hình thành của Quỹ quốc gia về việc làm chỉ có Ngân sách Nhà nước là nguồn hình thành chính, còn 02 nguồn còn lại là nguồn bổ trợ.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về cơ chế phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về nội dung phối hợp về an toàn, vệ sinh lao động
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Việc làm năm 2013
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về nguyên tắc về việc làm
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về chính sách của Nhà nước về việc làm
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về nội dung quản lý Nhà nước về việc làm
Hỏi đáp luật Lao động 23/07/2021
Bài viết giải thích về những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến vấn đề việc làm
Tìm kiếm nhiều