2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trọng tài viên lao động là người có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp lao động, được bổ nhiệm và được hưởng các chế độ đặc biệt trong thời gian làm trọng tài viên tại Hội đồng trọng tài lao động. Vậy, quy trình bổ nhiệm trọng tài viên lao động như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Điều 99 Nghị định số 145/2019/QH14 ngày 14/12/2020 của Chính phủ, có 03 bước để bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động là 03 chủ thể duy nhất có quyền đề cử người tham gia làm trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài lao động. Trong đó, số lượng người được đề cử của mỗi chủ thể không thấp hơn 05 người, đồng thời, số lượng người được đề cử từ 01 trong 03 chủ thể này phải cân bằng nhau. Ví dụ: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện đề cử 07 người thì Công đoàn cấp tỉnh và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cũng phải đề cử 07 người.
Riêng đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, phải đề cử ít nhất 01 người là lãnh đạo của Sở (Giám đốc, Phó Giám đốc) để đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng lao động và 01 công chức của Sở để đảm nhận vị trí thư ký Hội đồng lao động.
Các chủ thể này thực hiện lập hồ sơ bao gồm các thành phần sau:
- Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử
- Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài viên lao động của người được đề cử
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để xác định các thông tin cơ bản của người được đề cử, loại bỏ các trường hợp chưa đủ tuổi, có án tích chưa xóa, bị xử lý hình sự, từng là thẩm phán,...
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế cho những người được đề cử nhằm xác định năng lực hành vi dân sự cũng như khả năng thực hiện nhiệm vụ.
- Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan nhằm chứng minh trình độ học vấn.
Hồ sơ đề cử từ các chủ thể này được tổng hợp bởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 99 Nghị định số 145/2019/QH14 ngày 14/12/2020 của Chính phủ, sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh (Công đoàn cấp tỉnh) và tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành tổng hợp, thẩm định các hồ sơ đã nhận cũng như thực hiện quyền đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động để tổng hợp chung. Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện sàng lọc các hồ sơ không đạt yêu cầu, những người không đủ điều kiện trở thành trọng tài viên lao động, đồng thời tổng hợp hồ sơ của những người đã đủ điều kiện để tiếp tục trình đề nghị lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong suốt quá trình này, Sở lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm lớn trong việc xác minh hồ sơ, đảm bảo sàng lọc, tổng hợp một cách minh bạch, hợp lý.
Theo Khoản 4 Điều 99 Nghị định số 145/2019/QH14 ngày 14/12/2020 của Chính phủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên tham gia vào Hội đồng trọng tài lao động. Theo đó, chủ thể duy nhất có quyền bổ nhiệm trọng tài viên là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có quyền quyết định miễn nhiệm trọng tài viên và quyết định bổ sung trọng tài viên trong trường hợp có trọng tài viên lao động bị miễn nhiệm.
Như vậy, quy trình bổ nhiệm trọng tài viên lao động được thực hiện một cách đơn giản nhất, và chủ thể có trách nhiệm lớn nhất trong quá trình này là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh