2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việc khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy trình nhất định. Quy trình đó như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, có 04 bước trong quy trình khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp:
Chủ thể thực hiện bước đầu tiên là người sử dụng lao động hoặc người lao động, tùy trường hợp người lao động còn làm việc cho người sử dụng lao động hay người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động. Trong trường hợp người lao động đang làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chuẩn bị và gửi hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho cơ sở y tế thực hiện khám bệnh định kỳ. Đối với trường hợp người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động (nghỉ việc, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ) thì người lao động phải tự chuẩn bị và gửi hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp định kỳ.
Theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế, hồ sơ được gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp định kỳ bao gồm:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động được viết theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế bao gồm các nội dung chính: Tên cơ sở mà người sử dụng lao động giới thiệu người lao động khám bệnh nghề nghiệp định kỳ; tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động; thông tin cơ bản về người lao động; yếu tố có hại được xác định ảnh hưởng đến bệnh nghề nghiệp của người lao động; lý do khám bệnh nghề nghiệp định kỳ. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động phải có chữ ký của lãnh đạo cơ sở lao động. Trong trường hợp người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động (nghỉ việc, thôi việc, nghỉ chế độ) thì người lao động không cần giấy giới thiệu của người sử dụng lao động trong hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp định kỳ.
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp: Hồ sơ này cũng có mẫu theo Phụ lục 7 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế với các nội dung cơ bản sau: Thông tin cơ bản về người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, các thông tin về lần khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (thông tin về cơ sở khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; tiền sử bệnh nghề nghiệp và công việc của người lao động; kết quả khám; kết luận); khám định kỳ bệnh nghề nghiệp (thông tin về cơ sở khám bệnh nghề nghiệp; thông tin về giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động; tiền sử bệnh nghề nghiệp và công việc hiện tại; kết quả khám định kỳ; kết luận); tóm tắt diễn biến sức khỏe hằng năm của người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ này ngay sau khi người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, và là một phần trong hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp định kỳ, tuy nhiên, nếu người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động (nghỉ việc, thôi việc, nghỉ chế độ) thì những người này phải tự mình chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Chủ thể thực hiện bước này là cơ sở khám bệnh nghề nghiệp định kỳ. Cơ sở này khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động hoặc người lao động thì có trách nhiệm thông báo thời gian, địa điểm thực hiện khám phát hiện bệnh cho người sử dụng lao động và người lao động biết, để phối hợp khám khám bệnh nghề nghiệp định kỳ (nếu trong ngày làm việc, người sử dụng lao động có thể biết được người lao động nghỉ việc với lý do gì, người lao động cũng có sắp xếp công việc để phù hợp với thời gian thực hiện khám phát hiện nghề nghiệp). Đồng thời, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cũng phải thông báo đến người sử dụng lao động hoặc người lao động (chủ thể nộp hồ sơ) về một số nội dung cần thiết như các hoạt động cần làm và không được làm trước khi khám xét nghiệm bệnh nghề nghiệp, những thứ cần mang theo khi thực hiện khám xét nghiệm bệnh nghề nghiệp.
Vào đúng thời gian, địa điểm mà cơ sở y tế đã thông báo cho người lao động, người sử dụng lao động, thực hiện khám bệnh nghề nghiệp định kỳ. Việc khám bệnh nghề nghiệp định kỳ phải được thực hiện đúng theo quy định của Bộ y tế, bao gồm các nội dung sau:
- Khai thác thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của người lao động bị bệnh nghề nghiệp và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp (tiền sử tiếp xúc bệnh nghề nghiệp)
- Khám các nội dung chuyên khoa để theo dõi tình hình, diễn biến bệnh nghề nghiệp, các nội dung này được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và sử dụng các thiết bị kỹ thuật y tế như máy chụp X-quang, dụng cụ test.
- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần)
- Bổ sung khám lâm sàng, cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp nếu cần thiết: Trong trường hợp bệnh nghề nghiệp có biến chứng, hoặc tiến triển, thì theo chỉ định của bác sỹ, có thể bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.
Không giống như khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, hoạt động khám bệnh nghề nghiệp định kỳ không bao gồm khám chuyên khoa phụ sản cho người lao động nữ. Trong quá trình, các nhân viên y tế phải ghi đầy đủ kết quả khám bệnh nghề nghiệp định kỳ vào sổ khám sức khỏe.
Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp định kỳ phải đảm bảo các thông tin thu thập được khi thực hiện khám bệnh nghề nghiệp định kỳ phải được ghi lại trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Đồng thời, cơ sở này cũng phải tổng hợp kết quả đợt khám bệnh nghề nghiệp định kỳ nhằm đảm bảo cho hoạt động quản lý của những người sử dụng lao động và cơ quan Nhà nước quản lý về y tế và lao động. Mẫu tổng hợp đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp được quy định tại Phụ lục 11 Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế và có chữ ký của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh nghề nghiệp định kỳ.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh