2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cũng như người lao động và nhiều chủ thể khác là đối tượng áp dụng của Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động cũng có các quyền về an toàn, vệ sinh lao động. Đó là các quyền gì? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015, người sử dụng lao động có 04 quyền về an toàn, vệ sinh lao động:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành nội quy lao động (có nội dung về an toàn, vệ sinh lao động), quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Hoạt động xây dựng, ban hành các quy định này cũng dựa trên các ý kiến tham khảo từ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc tổ chức có chuyên môn. Mục đích của việc xây dựng các quy định trên không phải chỉ để người lao động được an toàn trong quá trình làm việc mà còn đảm bảo môi trường làm việc ổn định để người sử dụng lao động có thể phát triển. Vì vậy, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Người sử dụng lao động có quyền thực hiện khen thưởng với người lao động chấp hành tốt và xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm, nhưng chỉ khi các trường hợp đó được quy định trong nội quy lao động, tức người sử dụng lao động phải có căn cứ rõ ràng để khen thưởng và xử lý kỷ luật lao động. Khi có các căn cứ về việc khen thưởng và xử lý kỷ luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, thì người sử dụng lao động có quyền khen thưởng (bằng hiện vật, tiền tùy theo quy định nội quy lao động hoặc thỏa thuận) đối với những người lao động chấp hành tốt về an toàn, vệ sinh lao động cũng như trong hoạt động sản xuất, thực hiện công việc, hoặc xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm nội quy lao động, pháp luật do không tuân thủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động. Trong trường hợp người lao động do không thực hiện đúng an toàn, vệ sinh lao động, dẫn tới gây thiệt hại cho người sử dụng lao động hoặc người lao động khác, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động này bồi thường thiệt hại.
Tương tự như các chủ thể khác (người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người lao động không làm việc theo hợp đồng lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng lao động, cán bộ, công chức, viên chức), người sử dụng lao động cũng có quyền khiếu nại, tố cáo theo Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Luật tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12/06/2018 và Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015.
- Nếu người sử dụng lao động phát hiện ra cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi hành chính hoặc ra quyết định trái pháp luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của mình thì có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền đó.
- Nếu người sử dụng lao động phát hiện ra cơ quan Nhà nước có các hành vi vi phạm quản lý Nhà nước hoặc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động thì có quyền tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền.
- Nếu chủ thể nào vi phạm pháp luật liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, tài sản của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động này có thể khởi kiện chủ thể đó.
Trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, an toàn lao động, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người lao động. Đây cũng thể coi là trường hợp chuyển người lao động sang làm việc khác với hợp đồng lao động nếu người sử dụng đang áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước (Theo Khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019). Người lao động trong trường hợp này có nghĩa vụ ứng cứu theo sự chỉ đạo của người sử dụng lao động nhưng không quá 60 ngày cộng dồn trong 01 năm, quá 60 ngày này nếu người lao động đồng ý thì người sử dụng lao động mới có thể chỉ đạo người lao động tiếp tục thực hiện công việc khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh